CẤU TẠO VÀ CÁC LOẠI BULONG NEO

62441144 2864090137149512 9084218141596188672 O
Rate this post

Bu lông neo hay còn gọi là bu lông móng, bu lông neo chân cột, bu lông móng cẩu tháp, bu lông móng trụ đèn; tiếng Anh là anchor bolt hoặc foundation bolt. Mục đích chính là để cố định các kết cấu thép, siết chặt vào bê tông. Bu lông neo được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, hệ thống điện, trạm biến áp, nhà máy năng lượng điện mặt trời…

BULONG BITACO chuyên sản xuất và gia công bulong neo đường kính từ M12 tới M120, cấp bền  4.6, 5.6, 6.6, 8.8, bề mặt hàng đen, mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng (theo thiết kế bản vẽ). Với tôn chỉ trong kinh doanh: “Lấy uy tín chất lượng làm thước đo giá trị thương hiệu – Giá cả hợp lý – Công suất 1 phút ~ 40 thành phẩm – Bao test cấp bền – Thời gian cấp hàng nhanh nhất”. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm xin vui lòng liên hệ Hotline: 0707 872 049  để được hỗ trợ báo giá tốt nhất. Sau đây, Bulong Bitaco xin chia sẻ một số kiến thức quan trọng để quý khách hiểu thêm về bulong neo như sau:

CẤU TẠO VÀ CÁC LOẠI BU LÔNG NEO MÓNG

Bu lông neo có cấu tạo bao gồm thân bu lông được tiện ren một đoạn đi kèm với đai ốc và long đền tròn, một số dự án dùng long đền vuông hay tấm bản mã riêng.

  • Tùy vào từng công trình mà ta có bu lông neo móng hình dạng khác nhau như chữ L, J, I, U, bu lông neo móc, bu lông neo mắt…Phổ biến nhất là bulong neo Jbulong neo L và bu lông neo thẳng.
  • Tùy vào yêu cầu kỹ thuật mỗi dự án khác nhau sẽ có chiều dài, đường kính, chiều dài ren, cường độ cấp bền và bề mặt xử lý khác nhau.

bu-long-neo

Các loại bulong neo móng khác nhau

>>> Download file CAD: Bu lông neo, Bu lông ốc vít các loại

QUY CÁCH KÍCH THƯỚC BU LÔNG NEO MÓNG

Kích thước bu lông neo

  • Đường kính bu lông móng: M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30, M33, M36, M39, M42, M45, M48, M52, M56, M60, M64, M72, M100
  • Tổng chiều dài thân bu lông neo: từ 200mm -> 4000mm
  • Chiều dài tiện ren: 30mm -> 400mm

Bề mặt xử lý

  • Hàng đen, mạ kẽm điện phân (xi trắng), mạ kẽm nhúng nóng

Cường độ bu lông neo

  • Grade 3.6, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8

Vật liệu chế tạo

  • Thép carbon, thép hợp kim, thép không gỉ inox

Tiêu chuẩn bu lông neo

  • DIN, ASTM, JIS, TCVN

Bảng tra khối lượng bu lông neo

  • Ta có công thức tính như sau: Khối lượng (kg) = 0.000785 x D x D x 7.85; trong đó D: là đường kính bulong neo
Đường kính Bu lông neo M14 M16 M18 M20 M22 M24 M27 M30 M32 M36 M42 M48
Khối lượng / 1m chiều dài (kg) 1.20 1.57 1.99 2.46 2.98 3.54 4.49 5.54 6.31 7.99 10.87 14.2

MÁC THÉP SẢN XUẤT BU LÔNG NEO

Đối với bu lông neo, thông thường ta quan tâm đến 2 giới hạn quan trọng nhất là:

+ Giới hạn bền  Là giá trị của ứng suất lớn nhất mà mác thép chịu được trước khi bị kéo đứt.

+ Giới hạn chảy  Là khả năng bị biến dạng của thép khi có tác động của nhiệt

Bulong Bitaco thường xuyên nhập những phôi thép chất lượng bao test cường độ cấp bền và có đầy đủ CO, CQ như:

  • Thép CT3, CT4, CT5, Q325 sử dụng để sản xuất bulong neo, bulong móng có cấp bền tương ứng Grade 3.6.
  • Thép SS400, SS490, SS540 Bulong bitaco sẽ dùng để gia công sản xuất bu lông neo móng có cấp bền Grade 4.6
  • Thép C45, C55, C65 được dùng sản xuất bu lông neo móng có cấp bền tương đương Grade 5.6, 6.6.
  • Thép 40X, 30X, 35X, SCr420, Scr430 dùng để gia công bu lông neo cường độ cao. Cấp bền của bu lông neo chân cột này tương đương Grade 8.8.
  • Thép SUS201, SUS304 là mác thép sản xuất gia công bu lông neo móng inox tướng ứng với inox 201, inox 304

Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế bu lông neo mà ta có. Hàng đen, mạ kẽm điện phân (xi trắng), mạ kẽm nhúng nóng, mạ toàn thân hoặc chỉ mạ đầu ren.

bu-long-neo-mong

Một số bulong neo móng thông dụng

Tham khảo thêm:

TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM CƯỜNG ĐỘ BU LÔNG NEO

Cường độ bu lông neo thường được thí nghiệm kéo ở các Trung tâm kiểm định chất lượng uy tín như Quatest 3 hay các phòng lab như Bách KhoaSaigon Union

Tiêu chuẩn thí nghiệm cơ tính bu lông neo: TCVN 1916-1995 áp dụng ren hệ mét cụ thể:

cuong do bu long neo mong

Cường độ bu lông neo

80675715 133755931425358 167798251926323200 N

Bulong Bitaco xin đưa ra cách tính nhanh cường độ bu lông neo như sau. Trị số 4.6, 5.6, 6.6, 8.8 thể hiện cấp bền của Bu lông neo móng. Từ trị số trên tính ra được lực kéo của bulong neo móng như sau:

  • Giới hạn bền danh nghĩa (MPa) = ta lấy số đầu nhân với 100
  • Giới hạn chảy (MPa) = ta lấy số thứ hai chia cho 10 x giới hạn bền danh nghĩa (Mpa).

Như vậy ta có:

Bu lông móng cấp bền 4.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 4×100 = 400Mpa, giới hạn chảy là 400 x (6 / 10) = 240 Mpa.

Bu lông móng cấp bền 5.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 5×100 = 500Mpa, giới hạn chảy là 500 x (6 / 10) = 300 Mpa.

Bu lông móng cấp bền 6.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 6×100 = 600Mpa, giới hạn chảy là 600 x (6 / 10) = 360 Mpa.

Bu lông móng cấp bền 8.8 có giới hạn bền danh nghĩa là 8×100 = 800Mpa, giới hạn chảy là 800 x (8 / 10) = 640 Mpa => Bulong neo này được gọi là bu lông neo cường độ cao.

BIỆN PHÁP THI CÔNG BU LÔNG NEO

22051121 2357965821095282 1535246205464160264 O
BULONG NEO

Những điểm lưu ý khi kiểm tra vị trí móng và bulong neo:

  1. Trước khi lắp đặt kết cấu thép, cần tiến hành khảo sát lại vị trí và cao độ bulong neo. Đội trưởng sẽ thực hiện kiểm tra này, dưới sự giám sát của Giám sát công trường.
  2. Các mốc cao độ phải được thiết lập sẵn dựa theo cao độ thiết kế yêu cầu.
  3. Mọi thiết bị khảo sát phải được kiểm định chính xác.
  4. Cường độ bê tông móng nên đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế.
  5. Bulong neo phải được chống dịch chuyển vị trí theo phương ngang, phương dọc và phương đứng suốt quá trình từ lúc đặt cho ñến sau khi đổ bê tông.

Sau khi đã lựa chọn được Bu lông móng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Bước tiếp theo Bulong Bitaco hướng dẫn cách định vị và lắp đặt bu lông neo chân cột.

79920278 136576167810001 7045779310900150272 N

Định vị và lắp đặt bulong neo

Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10. Để cố định tạm các Bu lông neo trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.

Bước 2: Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Mục đích của định vị bu lông neo là để giữ cho bu lông cố định và không bị xê dịch trong quá trình đổ Bê tông. Có thể dùng thêm bản mã hoặc chấm hàn để định vị. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).

Bước 3: Kiểm tra chiều nhô cao của Bu lông móng chân cột lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).

Bước 4: Bu lông móc phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết

Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông neo với thép chủ, với ván khuôn, với nền. Để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.

Bước 6: Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren bulong móng cột khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.

Bước 7: Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bulong móng trụ đèn đã lắp dựng

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIA CÔNG BU LÔNG NEO

22135530 2357965984428599 1351057278206745947 O

Phôi thép C45 và Quy trình tiện ren bulong neo móng

Bước 1: Chọn mác thép, test nguyên liệu. Bulong bitaco thường sử dụng mác thép thép CT3, CT4, SS400, C45, C55, C65, 40X, SUS 201, SUS 304. Nguyên vật liệu được đem đi test cường độ trước khi gia công bu lông neo hàng loạt.

Bước 2: Cắt thép, cạo ren, tiện ren. Các phôi thép tròn sẽ được đem qua máy cắt để cắt chiều dài tổng theo quy cách. Và đem qua máy cạo rồi máy tiện để tiện ren theo chiều dài ren yêu cầu.

Bước 3: Tạo hình. Bước tiếp theo bu lông neo sẽ được Bulong BITACO đem qua máy bẻ. Hoặc máy uốn theo hình dạng chữ L, chữ J, chữ I…theo đúng hình dạng bản vẽ yêu cầu.

Bước 4: Xử lý bề mặt. Bulong móng cẩu tháp sẽ được để nguyên bản hay đem đi xi mạ kẽm điện phân. Hoặc mạ kẽm nhúng nóng tùy thuộc vào hồ sơ kĩ thuật yêu cầu của mỗi công trình.

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói. Sau khi được gia công sản xuất xong sẽ được kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng trước khi đóng gói và giao tới công trình.

ỨNG DỤNG BU LÔNG NEO

Bu lông neo được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng nhà thép tiền chế, xây dựng nhà xưởng, các trạm biến áp, cột đèn đường chiếu sáng, cầu đường, nhà máy điện năng lượng mặt trời…

 

BÁO GIÁ BU LÔNG NEO

Đơn giá bu lông neo phụ thuộc vào những yếu tố sau. Tổng chiều dài, đường kính, cường độ cấp bền, bề mặt xử lý, bộ gồm mấy đai ốc và vòng đệm. Bulong neo hàng đen sẽ rẻ hơn hàng xi trắng, hàng xi trắng rẻ hơn hàng mạ kẽm nhúng nóng. Như vậy, mỗi bản vẽ kĩ thuật yêu cầu khác nhau thì sẽ có giá thành bu lông neo khác nhau.

THẾ MẠNH CỦA BULONG bitaco

  • Nhà máy gia công sản xuất bu lông neo móng tại Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  • Luôn có sẵn phôi thép dự trữ trong kho sẵn sàng sản xuất khi khách đặt hàng cần
  • Máy móc hiện đại nhập từ Hàn Quốc & Đài Loan
  • Thời gian cấp hàng nhanh chóng: 1 phút sản xuất được 40 cây bulong neo thành phẩm
  • Nguyên liệu đầu vào được Bulong BITACO đem đi test cẩn thận trước khi gia công hàng loạt
  • Bộ phận CO/CQ phụ trách việc kiểm tra chất lượng. Và số lượng đầu ra nghiêm ngặt trước khi giao hàng tới công trình
  • Hàng sản xuất ra có lớp mạ đẹp, đạt chất lượng xuất khẩu đi nước ngoài
  • Khách hàng có thể ghé qua nhà máy lấy hàng. Hoặc Bulong BITACO sẽ thuê xe tải giao hàng tới các tỉnh thành trong cả nước hoặc ra chành xe

Hãy liên hệ với Bulong BITACO ngay hôm nay để nhận báo giá bulong neo và hưởng ưu đãi tốt nhất.


Quý khách cần tư vấn và báo giá bulong neo xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY BITACO

Địa chỉ: Số 16A Hoàng Văn Hợp, P.An Lạc, Q.Bình Tân, HCM

Cách Phân Biệt Bu Lông Liên Kết & Bu Lông Neo Móng

Cách Phân Biệt Bu Lông Liên Kết & Bu Lông Neo Móng Phân biệt bulong neo móng với các loại bulong khác Để có thể phân biệt được bulong neo móng với các loại bulong khác, chúng ta cần căn cứ vào phương pháp phân loại bulong. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các phân loại bulong khác nhau, mỗi phương pháp dựa vào một yếu tố nhất định để chia các loại bulong ra các nhóm tương ứng, trong đó phổ biến nhất và hữu dụng nhất là phân loại theo chức năng sử dụng. Theo phương pháp này thì các loại bulong được sử dụng được chia làm 2 nhóm chính, là: bulong liên kết và bulong kết cấu: Bu lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định. Bu lông kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt. SỈ LẼ BU LÔNG