Cận cảnh cầu dây văng có nhịp chính dài nhất thế giới

Rate this post

Cận cảnh cầu dây văng có nhịp chính dài nhất thế giới

12/05/2018 11:20

Khi hoàn thiện, cầu Thượng Hải – Nam Thông có nhịp chính dài 1.092m, tháp cầu cao 325m.

Dự án cầu Thượng Hải – Nam Thông đang được xây dựng trên sông Trường Giang. Đây là cây cầu dây văng được thiết kế gồm cả đường cao tốc và đường ray tàu hỏa. Khi hoàn thiện, cầu Thượng Hải – Nam Thông sẽ có nhịp chính dài 1.092m và được coi là cây cầu có nhịp chính dài nhất thế giới. Hơn nữa, cây cầu này còn sở hữu tháp cầu cao nhất thế giới, cao 325m. Đê quai ngăn nước sâu tới 115m đã được sử dụng để xây tháp cầu và cũng là một trong những đê quai lớn nhất và sâu nhất từng được xây dựng.

Hiện tại, tháp cầu đầu tiên đã hoàn thiện cơ bản. Để xây dựng tháp cầu này, người ta phải dùng tới hơn 147.000m3 xi măng. Cầu Thượng Hải – Nam Thông được đánh giá là một trong những công trình quan trọng trong dự án phát triển mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thiện vào năm 2019.

Theo VnExpress.net

Xem thêm Video Cận cảnh cây cầu giữ kỷ lục cầu dài nhất Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á có địa hình chia cắt với nhiều sông lớn, đầm phá và hải đảo. Cũng giống như Việt Nam hầu hết các quốc gia này đều trải qua chế độ thuộc địa và chiến tranh. Suốt nhiều năm sự kết nối giữa những khu vực trong các quốc gia này còn hạn chế bởi phụ thuộc vào phà và thuyền đặc biệt tại Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Philipines. Trong hai thập kỷ trở lại đây, khi mà tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn vay ODA, thì các nước đã xây dựng nhiều cầu có kết cấu lớn và rất lớn kết nối các vùng trong đất nước. Cây cầu giữ vị trí là cầu lớn và dài nhất khu vực liên tục bị thay thế. Kỷ lục cầu dài nhất Đông Nam Á từng thuộc về cầu Penang 2 của Malaysia, cây cầu có tổng vốn đầu tư 4.5 tỷ Ringgit kết nối hòn đảo du lịch Penang với bán đảo Mã Lai, tổng chiều dài của cầu là 24 km trong đó phần vượt biển dài 16,9 km. Mới đây, kỷ lục này vừa bị đánh bại bởi cây cầu Temburong của đất nước láng giềng Brunei.
Hôm nay chúng ta sẽ điểm qua những thông tin về cây cầu này, cây cầu dài nhất Đông Nam Á hiện nay.
Brunei, vương quốc có diện tích khiêm tốn, nằm ở phía Bắc đảo Borneo, hòn đảo lớn thứ 3 thế giới, đất nước này gồm hai phần tách biệt, bị ngăn các bởi lãnh thổ Malaysia. Các quận Belait, Tutong và Brunei-Muara trong đó có thủ đô Bandar seri begawan nằm trên cùng khu vực, còn lại quận Temburong thì nằm một mình ở khu vực bên kia. Hai phần của đất nước bị chia cắt bởi bang #temburongbridge #brunei #bridge Sarawak của Malaysia. Việc đi lại giữa hai khu vực này là khó khăn vì phải đi qua lãnh thổ Malaysia với 4 trạm kiểm soát nhập cư của cả hai nước. Tội nhất là đi thuyền từ thủ đô Banda seri Begawan tới Bangar thị trấn lớn nhất ở quận Temburong, đường đi thì băng qua nhiều khúc sông và vùng biển của Vịnh Brunei. Vì vậy khi cầu Temburong được xây dựng đã trở thành một dấu mốc quan trọng không chỉ với người dân Brunei mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng ASEAN.
Cầu có tổng chiều dài gần 30km , trong đó phần băng qua vịnh Brunei dài 26.3km. Từ khi được khởi công giữa năm 2014 thì nó đã thu hút sự chú ý của truyền thông trong nước và thế giới. Có tổng vốn đầu tư tới 1.6 tỷ đô la Brunei (1.2 tỷ USD ở thời điểm 2018) ước tính tương đối là khoảng 27 ngàn tỷ đồng Vietnam.
Điều thuận lợi của cây cầu này là xây dựng hoàn toàn trên vùng biển của Brurei. Mặc dù lãnh thổ bị chia cắt bởi Malaysia tuy nhiên theo phân chia giữa hai nước, vùng biển phía trong của vịnh Brunei, khu vực này thuộc chủ quyền của vương quốc Brunei. Chính vì điều này nên cầu Temburong không phải là cầu quốc tế, nó hoàn toàn thuộc quản lý của bộ Công trình Công cộng Brunei. Thuận lợi nữa là khu vực này là vùng biển kín, tương đối cạn ít chịu tác động của hải lưu, sóng biển như các khu vực khác của biển Đông. Như nhiều người biết thì vùng biển của Brunei vẫn thuộc biển Đông và Brunei là 1 bên trong số 5 nước 6 bên tuyên bố chủ quyền biển đông.
Hai nhà thầu chính từ Hàn Quốc và Trung Quốc đảm nhận thi công cây cầu 30km này.
Phần 18 km bao gồm các cầu dẫn và vượt biển do công ty Daelim của Hàn Quốc xây dựng. Trong quá trình thi công thì đích thân tổng thống Hàn Quốc ông Mun Jae-in đã đến thăm hỏi động viên ngay trên công trình.
Phần còn lại 12 km do Tổng công ty Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc CSCEC giám sát xây dựng. Phần này băng qua khu bảo tồn thiên nhiên Labu, đây là khu rừng nguyên sinh quý trên đảo Borneo. Địa chất khu vực này không cố định do nằm trên vùng đầm lầy từ xa xưa. Công bằng mà nói Trung Quốc họ rất giỏi trong việc xây dựng cầu đường trong điều kiện khó khăn như núi cao vực sâu hay là những khu vực như thế này.
Yếu tố Việt Nam trong cây cầu này chính là có một thương hiệu Việt Nam là công ty Vĩnh Hưng IP ở Hưng Yên. Công ty nhà cho biết Vĩnh Hưng tham gia cung cấp sản phẩm cho dự án Temburong với sản phẩm lan cầu kỹ thuật cao do nhà mãy Vĩnh Hưng IP thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.
Kỹ thuật xây dựng cầu áp dụng công nghệ đúc sẵn, các bộ phận bao gồm bê tông và thép sẽ được đúc sau đó lắp ráp vào cầu. Tui thì không có rành kỹ thuật xây dựng lắm nhưng tôi thấy cái công nghệ đúc sẵn đang được áp dụng như là một xu thế trong rất nhiều công trình đặc biệt trong điều kiện khó khăn về vị trí xây dựng, cái lợi ích lớn của hình thức này là tiết kiệm và khá an toàn trong thi công.
Rồi. Như vậy thì sau 6 năm xây dựng thì cây cầu Temburong đã được khánh thành vào ngày 17/03/2020. Nó đánh dấu từ đây vương quốc Brunei đã được kết nối về mặt lãnh thổ. Cư dân huyện Temburong đã đến được thủ đô Banda seri Begawan của đất nước mình mà không phải băng qua lãnh thổ nước khác. Mới đây, nhân sinh nhật 74 của mình, quốc vương Brunei đã đặt tên cây cầu theo tên người cha quá cố của mình là vua Haji Omar Ali Saifuddien III, người kiến tạo đất nước Brunei hiện đại. Vì vậy hiện nay cầu có tên chính thức là cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien. Cây cầu có cái tên dài ngoằng này đã khiến đất nước nhỏ bé thứ hai khu vực trở thành quốc gia sở hữu cây cầu dài nhất Đông Nam Á hiện nay.