Top chuyên gia đánh giá kỳ vọng mở rộng liên hoan phim Việt Nam: Xu hướng kiểm duyệt hiện nay

Chuyên mục: tin tức khác
Rate this post

TP HCMTùy viên nghe nhìn Đại sứ quán Pháp – Jeremy Segay – nói kỳ vọng mô hình liên hoan phim giúp cởi mở kiểm duyệt, tôn vinh ngôn ngữ điện ảnh.

Ngày 16/11, hội thảo Phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP HCM 2024 (HIFF), do Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM chủ trì.

Sự kiện kéo dài hai tiếng, quy tụ một số chuyên gia lĩnh vực điện ảnh và gần 200 người tham dự. Một trong những phần nổi bật là tham luận của ông Jeremy Segay – thành viên ban cố vấn HIFF – đề cập vấn đề kiểm duyệt và tự do sáng tạo.

“Mỗi quốc gia có luật kiểm duyệt riêng. Tuy nhiên, các liên hoan phim quốc tế thường tạo điều kiện để chấp nhận và linh hoạt với việc kiểm duyệt, nhằm mục đích tôn vinh ngôn ngữ điện ảnh và tầm nhìn nghệ thuật của các nhà làm phim”, Segay cho biết.

Ông Jemery Segay phát biểu ngày 16/11 ở HIFF

Tùy viên nghe nhìn khu vực Đông Nam Á của Đại sứ quán Pháp – Jeremy Segay – phát biểu ở Hội thảo Phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa,. Video: Quế Chi

Ông Segay ví dụ phim Nhật từng bị cấm chiếu ở Hàn trước năm 1996, do tác động của việc kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc. Hành động này bắt nguồn từ bắt nguồn từ tâm lý bài Nhật và bảo vệ công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. Dù vậy, chính quyền cho phép chiếu các bộ phim Nhật ở Liên hoan phim Busan cuối thế kỷ 20.

Các chuyên gia nhận định HIFF là một trong những sự kiện góp phần để phát triển điện ảnh, kết nối Việt Nam và thế giới. Sự kiện có thể học tập từ mô hình Liên hoan phim quốc tế Busan của Hàn Quốc, hợp tác chính phủ nới lỏng kiểm duyệt, từ đó góp phần giới thiệu địa phương đến các liên hoan phim lớn.

Theo dữ liệu từ tạp chí Screen International, năm 2010, ở Việt Nam có 90 phòng chiếu, tăng lên 1.100 phòng sau chín năm. Trong 2019, ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong bốn nước có thị phần phim nội địa cao nhất, chiếm 29% tổng số tác phẩm phát hành trong nước.

Năm nay, Việt Nam có một số tác phẩm khiến quốc tế bắt đầu chú ý, tiêu biểu là chiến thắng của đạo diễn Phạm Thiên Ân (Bên trong vỏ kén vàng, 2023) ở Liên hoan phim Cannes 2023. Phim của Thiên Ân bán được 50.000 vé ở Pháp, đạt 400.000 USD doanh thu, dù không có diễn viên tên tuổi và thời lượng dài hơn ba tiếng. “Nếu nhìn vào thành công này, những nhà làm phim quốc tế sẽ mong gặp các tài năng đạo diễn Việt Nam”, ông Jeremy Segay nhận định.





Ông Jeremy Segay tại Hội thảo Phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa (TP HCM). Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Ông Jeremy Segay tại Hội thảo Phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa (TP HCM). Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Ngoài Jeremy Segay, các diễn giả khác gồm bà Nguyễn Thị Thanh Thúy – Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, ông Kim Dong Ho – nhà sáng lập Liên hoan phim Busan (Hàn Quốc), chủ tịch danh dự HIFF và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn – giám đốc nghệ thuật HIFF.

Bên cạnh tiềm năng phát triển, một số khách mời phân tích thách thức của điện ảnh Việt trong tương lai. Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đề cập vấn đề các phim nghệ thuật thua lỗ phòng vé. Nhà làm phim cho rằng khán giả có nhiều lựa chọn giữa phim thương mại và phim độc lập, tuy nhiên số lượng người xem giữa hai thể loại có sự chênh lệch. Vì thế, sự ra đời của các liên hoan phim giúp rút ngắn khoảng cách này, giới thiệu nhiều tác phẩm chất lượng đến người xem.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, điện ảnh và các ngành công nghiệp văn hóa còn phụ thuộc vào ngân sách, đối mặt với các vấn đề thu nhập thấp, thiếu các kỹ năng quản lý và kinh doanh, công nghệ số hóa chưa được ứng dụng rộng. Còn ông Segay cho rằng hạn chế của điện ảnh Việt hiện nay còn nằm ở việc nhà sản xuất và phát hành chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước, chưa có định hướng cụ thể để đem tác phẩm đến các liên hoan phim quốc tế.

Các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp giúp phát triển nền công nghiệp điện ảnh TP HCM. Ông Kim Dong Ho nói các liên hoan phim trong nước phải thu hút nhà làm phim trẻ, cần tập trung vào việc đào tạo và hỗ trợ phát triển. Ban ngành cần giới thiệu nhiều tác phẩm đến văn hóa phim ảnh cho công chúng, đồng thời tăng cường phim chiếu trong liên hoan, tính toán chi tiết số lượng thiết bị để phục vụ khán giả.

Một số phương án khác gồm tham dự các sự kiện quốc tế để quảng bá tác phẩm, thành lập ủy ban điện ảnh, xây dựng nguồn thông tin tổng hợp cho các nhà làm phim, lập danh sách các công ty phim và cơ sở sản xuất hậu kỳ, phát triển ưu đãi nhằm thu hút các êkíp nước ngoài đến ghi hình.

Jeremy Segay là tùy viên Nghe nhìn Khu vực Đông Nam Á thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, từ cuối năm 2021 đến nay. Trong hơn 20 năm, ông có nhiều đóng góp cho điện ảnh châu Á, đảm nhận nhiều vị trí trong các liên hoan phim như Liên hoan phim Châu Á Deauville, Paris Cinéma, Asia-Europe Foundation, Singapore, Malaisie: Le Cinéma, Jakarta, Bucheon. Từ năm 2003 đến năm 2011, Segay làm Chuyên gia châu Á và tuyển chọn phim cho hạng mục Directors’ Fortnight tại Liên hoan phim Cannes. Hiện ông là thành viên ban cố vấn HIFF.

Lễ khai mạc và trao giải Liên hoan phim quốc tế TP HCM sẽ diễn ra vào ngày 6 và 13/4/2024 tại Nhà hát Thành phố, khu vực Công viên Lam Sơn, quận 1, do Ủy ban Nhân dân TP HCM tổ chức, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM chủ trì, phối hợp các ban ngành. Sự kiện dự kiến gồm năm hạng mục tranh giải chính và các giải thưởng, dự kiến quy tụ 200 nghệ sĩ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Danh sách thành viên ban giám khảo được công bố vào cuối năm nay.

Ngoài việc chiếu các phim tranh giải, HIFF tổ chức các hoạt động như triển lãm và tọa đàm bàn về tầm quan trọng của điện ảnh đối với địa phương, gặp gỡ và giao lưu của nghệ sĩ sau mỗi buổi chiếu, show âm nhạc và thời trang trong phim.

Quế Chi


Avatar photo

BITACO

TIN LIÊN QUAN