Làm trần thạch cao có nên trát trần hay không là thắc mắc được nhiều người đặt ra khi có dự định thi công trần thạch cao cho công trình của mình. Bài viết dưới đây của BITACO sẽ đưa ra những thông tin phân tích kỹ hơn về vấn đề này để giúp bạn tìm ra câu trả lời, nên hãy cùng theo dõi nhé!
Tham khảo thêm: Chi phí trát trần là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu bài viết làm trần thạch cao giá rẻ để tiết kiệm chi phí nhất!
Có nên trát trần nhà khi làm trần thạch cao? Mục đích làm trần thạch cao
Các nhà đầu tư và chủ nhà thường được khuyên lựa chọn làm trần thạch cao cho công trình nhằm đáp ứng những mục đích sau đây:
Tăng tính thẩm mỹ
Trần thạch cao có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp mắt, ấn tượng, phù hợp với mọi phong cách nội thất bởi loại trần này được đổ khuôn theo yêu cầu của người dùng. Dù bạn thích kiểu thiết kế theo hướng hiện đại, cổ điển, sang trọng hay hoàng gia, trần thạch cao đều thỏa mãn được. Đồng thời, loại trần này còn rất giống trần đúc thật nên không tinh mắt khó có thể phát hiện ra.
Sau khi thi công xong trần thạch cao, bạn có thể sơn phủ phối màu sơn trần thạch cao tùy theo sở thích của bản thân để tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, trần thạch cao cũng rất dễ kết hợp với những đồ vật trang trí khác giúp tạo sự thu hút riêng cho không gian.
Nâng cao khả năng cách âm
Nếu bạn đang sống ở nơi hàng ngày phải chịu nhiều tiếng ồn từ máy móc, xe cộ như tại mặt phố thì nên suy nghĩ đến việc làm trần thạch cao. Loại trần này được coi là giải pháp khắc phục tiếng ồn hiệu quả, bởi nó có tác dụng hạn chế tối đa âm thanh truyền từ ngoài vào trong và ngược lại. Nhờ đó, không gian của bạn sẽ trở nên yên tĩnh và riêng tư hơn.
Với công dụng nổi trội như vậy, trần thạch cao còn được thi công nhiều tại các phòng karaoke, hội trường, phòng thu,… Nhìn chung, loại trần này rất thích hợp để lắp tại những nơi có yêu cầu cách âm cao.
Đảm bảo an toàn khi có cháy nổ
Là một trong những vật liệu chịu lửa cực kỳ tốt, trần thạch cao sẽ làm tăng tính an toàn cho công trình khi có hỏa hoạn xảy ra. Ngoài ra, thành phần tạo nên loại trần này còn có hơn 20% là nước đem lại khả năng cách nhiệt tuyệt vời, khó có thể bắt lửa và ngăn chặn đám cháy lan rộng.
Đặc biệt, trong thạch cao cũng không chứa các hợp chất gây hại chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, trong trường hợp có cháy nổ, những chất thải ra từ trần thạch cao không làm hại đến con người và cả môi trường.
Chống thấm nước
Thực tế, thạch cao không có cơ chế chống thấm nước. Nhưng khi được làm thành trần nhà, đơn vị thi công sẽ phủ một lớp sơn chống thấm lên bề mặt trần. Thêm vào đó là 2 lớp vải thủy tinh đặt ở mặt trước và mặt sau cùng tấm chịu nước đặt trong hệ khung xương của trần. Vì vậy, sau khi hoàn thiện, loại trần này tạo ra khả năng chống ẩm hoàn hảo.
Tạo sự thoáng mát cho không gian
Trần thạch cao còn có một ưu điểm rất đáng khen nữa là không hấp thu nhiệt và chống nóng hữu hiệu. Nhờ vậy, trong thời tiết mùa hè nóng nực, bạn có thể cảm nhận được sự dịu mát, thoáng đãng khi ở trong không gian có lắp trần thạch cao. Điều này còn giúp giảm lượng tiêu thụ điện năng cho hệ thống máy điều hòa.
Tiết kiệm chi phí tu sửa trần
Để đem lại một thành phẩm hoàn chỉnh, trần thạch cao cần phải trải qua việc sơn bả và làm mịn, phẳng bề mặt. Từ đó tạo thành một khối vững chắc với độ bền lên đến gần 20 năm hoặc có thể lâu hơn nếu biết sử dụng và vệ sinh trần đúng cách. Nhờ đó, khi đã làm trần thạch cao cho công trình của mình, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn từ việc không phải tu sửa trần thường xuyên.
An toàn cho sức khỏe
Toàn bộ nguyên liệu làm thành trần thạch cao đều thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe người dùng. Không chỉ vậy, loại trần này còn không sinh ra bụi trong suốt quá trình sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể an tâm vì có được không gian sống trong lành nhất.
Trát trần thạch cao là gì? Có nên trát trần nhà khi làm trần thạch cao?
Trát trần thạch cao là công đoạn sử dụng nhiều lớp vữa trát lên trần nhà trước khi chính thức lắp đặt trần thạch cao vào. Lớp trát này được coi là lớp bảo vệ có tác dụng giúp kết cấu bên trong của công trình không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại từ môi trường và tăng sự an toàn, độ bền cho trần nhà.
Mặc dù trát trần có công dụng tốt như vậy, nhưng có nên trát trần nhà khi làm trần thạch cao hay không? Để có được câu trả lời thỏa đáng, hãy đọc tiếp phần nội dung chi tiết ngay bên dưới đây.
Có nên trát trần nhà khi làm trần thạch cao?
Trên thực tế, khi lắp đặt trần thạch cao, mọi khuyết điểm trên trần nhà trước đó đều bị che đi vì loại trần này có bề mặt phẳng và mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, trần thạch cao còn có khả năng cách âm, chống ồn và cách nhiệt tốt hơn rất nhiều so với trần truyền thống. Bởi vậy, nếu bạn đang phân vân về vấn đề làm trần thạch cao có nên trát trần không thì câu trả lời là không.
Không trát trần thạch cao không chỉ giúp bạn giảm thiểu chi phí thi công trần nhà, mà còn làm không gian sống trở nên mát mẻ, thoáng đãng hơn. Nhờ đó, lượng điện cần tiêu thụ cho các thiết bị làm mát trong ngôi nhà cũng không bị hao tốn quá nhiều.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có ý định làm trần thạch cao nhưng chưa đủ tiền để chi trả cho cả quy trình sơn trần thạch cao và cần phải đợi thêm một khoảng thời gian dài thì nên tiến hành trát trần. Điều đó sẽ giúp trần nhà của bạn được bảo vệ trong lúc chờ lắp đặt trần thạch cao. Ngoài ra, nếu bạn muốn chuyển từ trần thạch cao sang trần bê tông thì sau khi phá dỡ xong cũng phải trát lại trần.
Trát trần bao lâu thì đóng trần thạch cao được?
Nếu như bạn vẫn có mong muốn thực hiện trát trần khi thi công trần thạch cao vì một vài lý do cá nhân thì cần chú ý đến một điều quan trọng. Đó là chỉ được bắt đầu đóng trần thạch cao sau khi phần bê tông trát lên trần đã khô để trong lúc treo ty, phần hồ trát không bị rơi rớt. Tùy vào thời tiết, thời gian chờ trần khô có thể kéo dài hơn 1 tháng hoặc nhanh thì 14 ngày.
Quy trình trát trần nhà trước khi thi công trần thạch cao
Việc trát trần khi làm trần thạch cao được thực hiện cụ thể như sau:
Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Công tác chuẩn bị để trát trần trước khi lắp đặt trần thạch cao gồm:
- Trang bị các dụng cụ như: bàn xoa, bay, thước đo, ni vô (kim loại hoặc gỗ),…
- Trộn vữa xi măng theo đúng tỷ lệ quy định.
- Dựng cốp pha giàn giáo cách mặt trần một khoảng cách thích hợp, không nên quá gần để thợ thi công đỡ cảm thấy vướng víu hay mỏi cổ trong suốt quá trình trát trần.
- Trải tấm lót nilon hoặc vỏ bao xi măng xuống dưới sàn nhà, vị trí thợ trát trần đang đứng để hứng lượng vữa thừa rơi xuống và tận dụng lại, tránh lãng phí.
Bên cạnh công đoạn chuẩn bị các vật dụng trên, thợ còn phải vệ sinh trần sạch sẽ, không còn bụi bẩn và kiểm tra xem trần có lồi lõm, gồ ghề không để chỉnh sửa cho bề mặt trần phẳng tương đối. Tiếp đến tạo nhám cho bề mặt trần giúp vữa trát ăn hơn và nếu mặt trần quá khô, có thể dùng miếng vải mút đã ngấm nước để đắp lên tạo độ ướt cho trần.
Tiến hành trát trần theo trình tự
Do lúc đổ bê tông, bề mặt trần nhà thường có chỗ dốc, chỗ phẳng nên trước khi chính thức bắt tay vào trát trần phải đánh dấu và tạo mốc. Đầu tiên, thợ trát trần cần phải xác định xem trát bao nhiêu lớp và độ dày của mỗi lớp là mấy cm. Tiếp theo, sử dụng các công cụ như đinh, hồ, vữa hoặc gạch vỡ để làm mốc.
Sau khi đã có các mốc vữa chuẩn, cần trát thử vào một vài điểm trên trần nhà để kiểm tra điều kiện trát và độ dính của các lớp kết cấu. Trong quá trình trát, phải chia thành các lớp trát khác nhau với độ dày từ 5 đến 8mm. Không nên trát quá dày dẫn đến trần nhà bị phồng, nứt, dộp.
Nếu đang trát trần mà thợ thi công cần ngừng lại để đợi trộn thêm vữa hoặc nghỉ giải lao thì phải tạo ra các mạch ngừng trên trần. Những mạch này không được để thẳng, phải là hình gãy và cắt lớp vữa trát thẳng góc. Đây được xem là vị trí gián đoạn trong lúc trát trần và khi tiếp tục trát, lớp trát trước và sau phải tiếp nối, liên kết với nhau.
Nguyên tắc trát trần khi làm trần thạch cao bắt buộc tiến hành tuần tự đủ 3 lớp gồm lớp trát lót, lớp trát đệm và lớp trát bên ngoài. Đối với lớp trát lót, cần dùng xi măng nguyên chất quét lên bề mặt trần bằng tấm xốp nhẹ. Còn với 2 lớp trát còn lại, sử dụng lớp vữa xi măng để trát.
Tham khảo bài viết liên quan: Trần thạch cao có cần sơn lót không?
Trong khi trát trần, người thợ cần liên tục kiểm tra độ bám dính của vữa thông qua việc gõ nhẹ lên bề mặt trát. Chỗ nào có hiện tượng bộp thì phải phá rỗng ra và miết chặt vữa xung quanh rồi trát sửa lại. Hành động này buộc phải thực hiện song song với lúc trát trần để đảm bảo không có các vết nứt, bở tường trần về sau.
Câu hỏi thường gặp
Tham khảo những câu hỏi thường hay được đặt ra bên cạnh câu hỏi Có nên trát trần nhà khi làm trần thạch cao? hay Làm trần thạch cao có nên trát trần?
Nên tự trát trần khi làm trần thạch cao hay nhờ đến sự giúp đỡ của thợ?
Khi trát trần phải leo trèo và đứng ở trên cao khá lâu. Đồng thời, cần phải biết cách trát đúng kỹ thuật thì trần nhà sau khi trát xong mới bằng phẳng, không gồ ghề. Cùng với đó, để trát được trần cũng cần chuẩn bị khá nhiều vật dụng khác nhau nên tốt nhất là bạn hãy liên hệ tới các đơn vị thi công uy tín để được hỗ trợ khi có nhu cầu.
Trước khi trát trần để làm trần thạch cao cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Những yêu cầu cần phải đảm bảo trước khi tiến hành trát trần để thi công trần thạch cao gồm:
- Chỉ nên trát trần sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt các hệ thống dây ngầm như điện thoại, dây điện, internet,…
- Bề mặt trần phải thật sạch sẽ, không có bụi bẩn và những vết bám dính như dầu mỡ.
- Nếu xuất hiện các lỗ hổng lớn thì phải chèn kín lại và xử lý cẩn thận để tạo độ phẳng cho bề mặt trần.
- Lựa chọn vữa trát cần căn cứ vào nền trát và mục đích sử dụng của công trình. Bên cạnh đó, những vật liệu dùng để pha trộn vữa phải đạt đủ tiêu chuẩn hiện hành và khi trộn cần đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Có cần lưu ý gì khi thực hiện trát trần không?
Trong quá trình trát trần nhà để lắp đặt trần thạch cao, phải chú ý một số vấn đề sau:
- Khi đang trát trần, nếu phát hiện ra những thành phần hạt như sỏi, đá,… trong vữa trát thì phải lập tức loại bỏ. Điều này sẽ giúp bề mặt trần nhẵn và phẳng đúng chuẩn sau khi trát xong.
- Cố gắng tận dụng tối đa vữa rơi xuống để trát trần tiếp, tránh gây lãng phí về nguyên vật liệu cũng như tiền bạc.
- Che đậy, bảo vệ bề mặt trần kỹ lưỡng khi đã hoàn thành việc trát trần để bảo đảm không có tác động xấu từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng trần nhà.
- Sau khi hoàn thiện trát trần xong từ 7 đến 10 ngày, cần bảo dưỡng bề mặt trần bằng cách phun nước lên trần nhà đề giữ ẩm cho bề mặt.
- Thợ thi công phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động khi đứng trên cao và giàn giáo để trát trần.
Kết luận
Tóm lại, quyết định việc làm trần thạch cao có nên trát trần hay không là tùy vào nhu cầu và sự lựa chọn của mỗi người. Để có thêm nhiều kiến thức hơn nữa về trần thạch cao, bạn hãy nhớ đón đọc các bài viết mới nhất của BITACO hàng ngày nhé!
Ưu Nhược Điểm Của Trần Thạch Cao, Nên Trát Trần Khi Đóng Trần Thạch Cao Không ? | Xây Nhà Trọn Gói
Originally posted 2023-08-23 06:57:46.