Chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh nổi tiếng linh thiêng và thu hút được rất nhiều lượt khách đến viếng thăm hàng năm. Nơi đây có gì đặc biệt và vì sao lại hút khách đến thế? Reviewvilla.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong phần nội dung dưới đây nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Hạ Long tốt nhất, view gần biển, có hồ bơi cao cấp
Top 15 Resort Hạ Long tốt nhất view biển đẹp có hồ bơi cao cấp đáng nghỉ dưỡng
Top 12 khách sạn Hạ Long giá rẻ, gần biển, có hồ bơi
Top 20 homestay Hạ Long gần biển view đẹp giá rẻ đáng tham khảo
1. Giới thiệu về chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu hấp dẫn nhiều lượt khách đến tham quan từ kiến trúc, cảnh quan lẫn sự linh thiêng của nơi đây. Địa điểm du lịch này sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm đáng nhớ khi được khám phá địa danh mới ở một vùng đất địa linh nhân kiệt.
1.1 Ý nghĩa về tên gọi
Khi đi du lịch chùa Cái Bầu, du khách còn được tìm hiểu thêm về ý nghĩa về tên gọi. Người dân địa phương còn gọi đây là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Chùa được xây dựng trong vòng 2 năm, diện tích lên đến 20ha. Sau khi hoàn thiện, ngôi chùa trở thành địa điểm du lịch văn hóa tâm linh được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
1.2 Trụ trì là ai?
Hiện tại, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tự do Ni sư Hạnh Nhã làm trụ trì, giữ gìn tôn nghiêm nơi cửa Phật, giữ vững trật tự và quản giá tăng ni phật tử. Hiện tại, nhà chùa không tổ chức bán hàng hay bất kỳ hoạt động thu hút khách. Bạn có thể ở lại chùa ăn cơm chay miễn phí và cúng dường công đức theo lòng hảo tâm cá nhân.
1.3 Lịch sử chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Theo sử sách ghi lại, chùa được xây dựng trên nền đất cổ cách đây 700 năm, có tên là Phúc Linh Tự. Do ảnh hưởng của chiến tranh chống Pháp và Mỹ, ngôi chùa đã bị tàn phá nặng nề và không còn kiến trúc như cũ. Năm 2007, chùa được khởi công xây dựng lại với quy mô lên đế 20ha. Khuôn viên chùa rộng rãi, khang trang hơn để xứng tầm với giá trị văn hóa của nơi đây.
1.4 Ngôi chùa Cái Bầu thờ ai?
Thiền viện được xây dựng không chỉ để là nơi tu hành của những người theo đạo Phật mà còn dùng để thờ phụng các vị bề trên. Chùa Cái Bầu được xây dựng để thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Bồ tát, Tu sĩ và các vị tướng nhà Trần trong cuộc thời kỳ chống quân Nguyên – Mông vào thế kỷ 13.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Cái Bầu
- Địa chỉ: Thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Chùa tọa lạc ở xã Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh. Nơi đây cách trung tâm thành phố 65km. Giao thông thuận lợi, tiện cho việc di chuyển của khách thập phương đến chùa để tham quan, vãn cảnh và cầu bình an.
Du khách muốn đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Giác Tự có thể tham khảo các phương tiện giao thông khác nhau như xe khách, xe limousine, xe cá nhân… Nếu bạn ở khu vực miền Trung và miền Nam muốn rút ngắn thời gian di chuyển thì có thể đi máy bay đến sân bay Vân Đồn rồi tiếp tục đi xe taxi đến chùa.
Gợi ý về đường đi chùa Cái Bầu từ Hà Nội bạn có thể tham khảo thêm như sau: Trung tâm Hà Nội – Quốc lộ 5 – Hải Dương – thị trấn Nam Sách – Quốc lộ 183 – Thị trấn Sao Đỏ – Cửa Ông – Vân Đồn – Thiền viện.
3. Khám phá kiến trúc chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu ban đầu xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, giống với kiến trúc của đại đa số ngôi chùa ở Việt Nam. Tận dụng địa thế tự nhiên vốn có, chùa tựa lưng vào chân núi, hướng mặt về biển để tạo cảm giác thoáng và mát mẻ hơn.
3.1. Khu chính điện
Diện tích khu chính điện của chùa lên đến 6000m2 và được xây theo kiến trúc cổ, có 2 tầng. Khuôn viên khu vực chính điện còn bày trí các bức tranh được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ vừa tôn lên vẻ đẹp linh thiêng vừa tăng cảm giác nghiêm trang của nơi đây.
3.2 Lầu chuông
Lầu chuông cũng là một công trình thu hút được nhiều lượt khách đến tham quan khi nhắc đến chùa Cái Bầu. Trong lầu có treo một chiếc chuông lớn được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ, sống động. Các sư thầy sẽ đánh chuông tại khu vực này vào mỗi ngày và các dịp lễ quan trọng. Chính vì vậy, du khách đến vãn cảnh chùa tuyệt đối không được tự ý rung chuông khi chưa được phép.
3.3 Lầu Trống
Lầu trống có khuôn viên rộng lớn hơn khu vực lầu Chuông. Trên lầu sẽ được treo một chiếc trống lớn với họa tiết vô cùng bắt mắt. Ngoài ra, trong lầu còn bố trí cột trụ được khắc tượng Phật với đường nét cẩn thận, rõ ràng. Ngoài ra còn có cả bức tranh tái hiện lại cuộc sống hành hương của đức Phật rất đặc sắc và thu hút người xem.
3.4 Cổng Tam Quan
Từ chân núi di chuyển lên chùa, du khách sẽ được nhìn thấy cổng Tam Quan. Công trình được thiết kế khá độc đáo, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Hai bên là khung cảnh nước non hữu tình.
Phần trên của cổng có thiết kế 2 tầng mái, đã được lợp ngói cao cấp. Hai bên cổng có khắc những dòng chữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Bạn có thể đứng chiêm ngưỡng công trình và chụp ảnh check-in để làm kỉ niệm cho chuyến tham quan của mình.
3.5 Một số điểm khác chùa Cái Bầu
Khuôn viên của chùa Cái Bầu còn có nhiều công trình khác để du khách đến khám phá như tu viện, nhà tổ, nhà khách… Đặc biệt, chùa không có nơi đốt vàng mã nên bạn có thể cảm nhận rõ bầu không khí trong lành, xanh mát.
Có thể nói, ngôi chùa chính là một điểm đến bình yên cho du khách muốn tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn, gạt bỏ phiền muộn của cuộc sống. Từ khuôn viên bên ngoài đến quang cảnh bên trong chùa đều được chăm sóc cẩn thận. Dù đi đến đâu bạn vẫn cảm nhận được bầu không khí trong lành, sắc màu và hương thơm của các loài hoa lẫn cơn gió mát lạnh từ đại dương thổi vào.
4. Các hoạt động tại chùa Cái Bầu
Sau khi đến chùa, du khách ngoài việc có thể tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của ngôi chùa thì còn có thể trải nghiệm những hoạt động khác. Một vài hoạt động thú vị tại chùa Cái bầu có thể kể đến như:
4.1. Chiêm ngưỡng vãn cảnh đẹp tựa như tranh tại chùa Cái Bầu
Quan cảnh trong Thiền viện Trúc Lâm được các nhà sư chăm sóc cẩn thận. Du khách khi đến vãn cảnh chùa sẽ cảm nhận được sự bình yên, thư thái của thiên nhiên, tận hưởng hương gió biển. Bạn sẽ được quên đi mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống, reset lại tâm hồn trước khi quay trở về cuộc sống thường nhật.
Không chỉ vậy, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng không gian kiến trúc và cách bày trí trong chùa Cái Bầu. Đây chính là cơ hội để bạn được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Vân Đồn, Quảng Ninh và cả những chiến công hiển hách của nhà Trần trong trận chiến với quân Nguyên – Mông.
4.2. Check–in thơ mộng, huyền ảo
Một trong những hoạt động được các du khách khi đến chùa Cái Bầu đó chính là chụp ảnh làm kỉ niệm. Khuôn viên chùa rộng rãi, có các công trình bố trí hai bên và cả các tác phẩm điêu khắc về quá trình hành hương của Đức Phật.
Bạn có thể chụp ảnh trong khuôn viên chùa, chụp ảnh với vịnh Bái Tử Long từ phía xa và cả khuôn viên xanh của Thiền viện. Vẻ đẹp bình lặng và yên tĩnh của ngôi chùa sẽ làm bạn quyến luyến, không muốn rời đi.
4.3. Cầu mong bình an và may mắn
Thiền viện nổi tiếng linh thiêng nên được các phật tử và du khách thập phương ghé đến để cầu bình an, may mắn. Bạn đi chùa Cái Bầu nên dâng lễ chay để cầu Đức Phật phù hộ sức khỏe, bình an cho gia đình, cầu tâm hồn luôn trong sáng, hướng thiện, con cái học giỏi, vạn sự hanh thông,… Tùy theo nhu cầu, bạn hãy cầu nguyện, tránh quá tham lam khi cầu mong điều gì đó.
5. Các nhà hàng gần chùa Cái Bầu
Du khách khi đến chùa Cái Bầu cầu bình an, vãn cảnh có thể ghé đến 1 số nhà hàng gần đó để thưởng thức ẩm thực. Gợi ý một số nhà hàng để bạn tham khảo thêm như:
5.1. Nhà hàng La Bàn
- Địa chỉ: Khu Đô Thị Thống Nhất, Khu 8, Vân Đồn, Quảng Ninh
- Số điện thoại: 0924 756 666
Không gian nhà hàng rộng rãi, sang trọng, có cả phòng riêng để bạn đặt bàn riêng tư để thưởng thức món ngon cùng với gia đình. Ngoài ra, menu của nhà hàng cũng rất đa dạng, có nhiều món nổi bật như: ngán nướng, tôm nướng sa tế, cá thu kho nước chè, gỏi cá trích, cá ba gai nấu, sá sùng xào cần tỏi,…
Nếu bạn muốn một không gian riêng tư, nhà hàng La Bàn Vân Đồn chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng để có thể tổ chức các buổi party, gặp mặt gia đình, bạn bè. Không chỉ vậy, nhân viên nhà hàng cũng chu đáo và nhiệt tình, luôn hỏi thăm để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
5.2. Nhà hàng Hương Biển
- Địa chỉ: Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- Số điện thoại: 0967223232
Điểm nhấn của nhà hàng Hương Biển chính là có không gian mang đến cảm giác mộc mạc, đơn giản. Nơi đây tập trung vào chất lượng của món ăn để nâng tầm trải nghiệm của thực khách.
Thực đơn của nhà hàng tương đối đa dạng, phong phú. Bạn có thể tùy chọn món ăn theo sở thích. Một vài gợi ý để bạn tham khảo thêm như hàu nướng mỡ hành, ốc hương sốt trứng muối,..
6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Cái Bầu
Du khách khi đến tham quan du lịch chùa Cái Bầu hãy chú ý đến một số vấn đề dưới đây nhé:
- Chủ động đi nhẹ, nói khẽ để bảo vệ khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm của nơi thanh tĩnh.
- Du khách muốn dâng lễ vật tại chùa Cái Bầu nên chọn lễ đơn giản, thuần chay để cúng để tỏ lòng thành kính. Không cần phải chuẩn bị lễ vật quá cầu kỳ.
- Trang phục đi chùa ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, gọn gàng, không mặc quá hở hang để tránh gây phản cảm.
- Du khách nên đi chùa để tiện cho việc di chuyển vì khuôn viên của chùa khá rộng.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường công cộng để bảo vệ cảnh quan.
- Không gian chùa rất đẹp do đó bạn nên chủ động chuẩn bị máy ảnh, điện thoại để chụp được những bức ảnh đẹp để làm kỷ niệm nhé.
- Không chen lấn, xô đẩy người khác khi vào chùa thăm viếng.
- Khi vào hành hương thì phải để giày dép ở ngoài, không đi ngang qua dòng người đang quỳ lạy.
- Không tự ý xê dịch hay chạm vào bất kỳ đồ vật, tượng Phật khi chưa có sự cho phép của sư thầy.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm tham quan chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh mà Reviewvilla.vn vừa chia sẻ để bạn tham khảo. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này, du khách sẽ có một chuyến đáng nhớ nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu chi tiết nhất dành cho bạn
Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết từ A – Z mới nhất
Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Nét yên bình nơi thủ đô
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hà Nội chi tiết nhất