Mẫu nhà xưởng đơn giản không chỉ đảm bảo được không gian sử dụng mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, mô hình nhà xưởng nhỏ này đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà thiết kế, chủ doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẫu nổi bật nhất cho khách hàng tham khảo.
Ưu điểm khi xây dựng nhà xưởng nhỏ
Tóm tắt nội dung
Nhà xưởng quy mô nhỏ là những nhà xưởng có diện tích từ 200m2 – 800m2, có kết cấu nhà xưởng đơn giản với những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm không gian tối đa: các nhà xưởng nhỏ được sử dụng với nhiều mục đích như làm kho chứa hàng, đựng nguyên vật liệu, làm xưởng chế biến,… Với không gian vừa phải, không quá rộng lớn sẽ giảm được tình trạng lãng phí khoảng trống. Hơn nữa, chủ đầu tư có thể dễ dàng thay đổi, sắp xếp lại vị trí của các bộ phận trong quá trình sản xuất cho hợp lý.
- Giảm chi phí đầu tư: Đối với các doanh nghiệp phải đi thuê lại nhà xưởng, thì mô hình nhà xưởng nhỏ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Giúp tiết kiệm được đáng kể tiền thuê mỗi tháng, việc trùng tu, sửa chữa cũng sẽ thấp hơn nhiều so với các nhà xưởng công nghiệp lớn.
- Thời gian hoàn thành nhanh chóng, lượng nguyên vật liệu sử dụng cũng ít hơn.
Nên thiết kế nhà xưởng nhỏ khi nào thì hợp lý?
Thiết kế nhà xưởng nhỏ sẽ phù hợp cho những công trình với mục đích sử dụng sau đây:
- Sử dụng xưởng để sản xuất các loại hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Làm các khu vực để xe, làm kho bãi.
- Sử dụng làm văn phòng hoặc có thể tận dụng làm chỗ ở dân dụng.
- …
Kết cấu các nhà xưởng đơn giản
Phần kết cấu của các nhà xưởng đơn giản không yêu cầu các chi tiết phức tạp, một kết cấu nhà xưởng đơn giản sẽ có các phần như: Trần nhà, tường bao xung quanh, cửa ra vào và cửa sổ, sàn nhà, ô thoáng, …
Các bước chi tiết để thiết kế xây dựng nhà xưởng nhỏ
Trước khi đi vào công đoạn xây dựng thì cần phải lên kế hoạch thiết kế để tính toán được chính xác các thông số trong quá trình thực hiện. Dù thiết kế nhà xưởng nhỏ hay lớn thì bản thiết kế vẫn cần thực hiện qua hai giai đoạn chính sau:
- Thiết kế cơ sở
- Thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế mẫu nhà xưởng đơn giản cơ sở bao gồm các mục:
- Phải có thông tin tổng quát về địa điểm xây dựng nhà xưởng: về quy mô, vị trí mặt bằng, các hạng mục cần thi công,…
- Các phương án thiết kế: về kết cấu nhà xưởng, kỹ thuật thực hiện, kết cấu hạ tầng, đảm bảo về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đưa ra phương án kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục cần thi công.
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công mẫu nhà xưởng đơn giản sẽ bao gồm:
- Bản vẽ tổng quát mẫu nhà xưởng nhỏ.
- Bản vẽ kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết cấu chính.
Những điểm lưu ý về phong thủy khi xây mẫu nhà xưởng đơn giản
Khi xây dựng các mẫu nhà xưởng đơn giản, nhỏ đẹp cũng cần chú trọng một chút vấn đề về phong thủy để việc làm ăn của chủ doanh nghiệp được gặp nhiều may mắn.
- Sắp xếp không gian cân xứng
- Không nên đặt bàn thờ thần tài ở vị trí trống trải, thiếu ánh sáng.
- Kiểm tra địa hình trước khi xây để tránh trình trạng ngập úng, sạt lở gây nguy hiểm, có thể phải đổ thêm đất đá để nâng cao thêm phần móng, nền.
- Hệ thống thông gió nên đặt cách mặt đất 500m, không đặt ở vị trí quá cao sẽ dễ bị tạt mưa.
- Nên chọn hướng tại các vị trí tôn sáng cho mái và vách cho nhà xưởng nhỏ.
- Lên phương án bố trí nhiệt cho mái xưởng để giảm nhiệt độ trong xưởng, thoải mái trong quá trình hoạt động. Có thể sử dụng các cách như sơn trên mái, túi khí hoặc phương án cách nhiệt PE.
- Thêm một số cây xanh mang ý nghĩa may mắn trong nhà xưởng hoặc trước nhà xưởng, vừa mang lại không gian làm việc mát mẻ, vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý các mẫu thiết kế văn phòng trong nhà xưởng được ưa chuộng nhất.
Top 18 mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp – đơn giản nhất hiện nay
Dưới đây sẽ là top những mẫu nhà xưởng đơn giản – nhỏ đẹp phổ biến nhất hiện nay.
Mẫu nhà xưởng 100m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp 100m2 giúp giảm thời gian thi công, chi phí đầu tư thấp mà vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực, bạn cũng có thể dễ dàng mở rộng diện tích nếu cần.
Mẫu nhà này có thể sử dụng làm nhà ở dân dụng, làm kho chứa. Được thi công bằng chất liệu khung thép và bao quanh là lợp tôn lạnh. Có kết hợp đầy đủ các phần cửa ra vào và cửa sổ, cửa thông gió.
Mẫu nhà xưởng 200m2
Mẫu thiết kế nhà xưởng 200m2 là mô hình kết cấu nhà xưởng đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng với mục đích chứa hàng, làm nơi để xe hoặc tạo văn phòng tạm.
Mẫu nhà xưởng 300m2
Mẫu nhà xưởng đơn giản này có chi phí xây dựng khoảng hơn 450 triệu đồng. Đây là nhà xưởng thường được sử dụng để làm kho chứa hàng, nơi chứa xe tải trọng lớn hoặc làm nơi sản xuất các loại mặt hàng cơ khí, vật liệu.
Mẫu nhà xưởng 500m2
Mẫu nhà xưởng đơn giản này thích hợp sử dụng làm xưởng sản xuất, làm nhà kho, khu lắp ráp các thiết bị máy móc.
Thiết kế nhà xưởng nhỏ với diện tích 500m2 thường đơn giản nên không tốn thời gian thi công cũng như chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng các loại vật liệu như bê tông, khung thép tiền chế, tôn,.. để xây dựng. Chiều cao của nhà xưởng này thường không vượt quá 7,5m.
>> Các bài viết liên quan:
- Nhà xưởng bê tông cốt thép là gì? Có những ưu & nhược điểm nào?
- Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng thép tiền chế bạn cần biết.
Mẫu nhà xưởng 600m2
Đây là mẫu nhà xưởng đơn giản được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì chúng có thể dễ dàng thay đổi thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Mức chi phí đầu tư hợp lý.
- Thời gian thi công nhanh chóng.
- Có thể sử dụng nhà xưởng cho nhiều mục đích khác nhau.
Mẫu nhà xưởng 800m2
Với mức chi phí xây dựng khoảng hơn 1 tỷ, mẫu nhà xưởng diện tích 800m2 có khả năng sử dụng để làm khu công nghiệp có thể chứa được các loại máy móc lớn, số lượng công nhân nhiều.
Mẫu nhà xưởng 1000m2
Đây là mẫu nhà xưởng đơn giản được sử dụng làm xưởng sản xuất hoặc khi chứa, phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Ưu điểm của nhà xưởng này là có chi phí đầu tư vừa phải và đặc biệt là có thể dễ dàng thay đổi diện tích theo nhu cầu.
Mẫu nhà xưởng 1200m2
Đây là mẫu nhà xưởng đơn giản với diện tích lý tưởng được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.
- Diện tích rộng, phù hợp để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
- Yêu cầu thi công nền móng xưởng không quá khắt khe, linh hoạt theo từng mục đích và nhu cầu sử dụng.
- An toàn, chắc chắn và độ bền lên tới 100 năm.
- Cần chú trọng cột kèo đảm bảo chắc chắn, an toàn.
Mẫu nhà xưởng 1500m2
Với diện tích 1500m2, doanh nghiệp có thể sử dụng nhà xưởng cho nhiều mục đích khác nhau như làm kho chứa, xưởng sản xuất, làm khu lắp đặt máy móc,… Vì vậy, mẫu nhà xưởng đơn giản này đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ cho tới lớn.
Hơn nữa, nhà xưởng đơn giản này giúp tối đa không gian một cách hiệu quả. Để đảm bảo được độ an toàn trong quá trình sử dụng, khi thi công thiết kế cần đặc biệt lưu ý tới hệ thống điện nước và đường ống dẫn chất thải. Đảm bảo được độ thông thoáng cho bên trong nhà xưởng.
Mẫu nhà xưởng 1800m2
Nhà xưởng có diện tích 1800m2 được sử dụng làm gara xe, làm xưởng sản xuất hoặc kho chứa,… đa dạng nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, mang tới sự tiện lợi nếu muốn mở rộng mô hình nhà xưởng đơn giản sau này.
Mẫu nhà xưởng bằng tôn
Mẫu nhà xưởng đơn giản bằng tôn sẽ tối ưu được chi phí hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đây được xem là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp mới bước đầu khởi nghiệp.
- Không tốn nhiều thời gian thi công, đơn giản, nhanh gọn.
- Có một nhược điểm đó là khá bí, vậy nên cần kết hợp lắp đặt hệ thống thông gió thích hợp.
Mô hình nhà xưởng tường bê tông kết hợp mái tôn
Kiểu thiết kế nhà xưởng nhỏ này giúp giảm thanh và cách nhiệt rất tốt. Sự kết hợp này giúp tăng tính thẩm mỹ, tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự kiên cố và chắc chắn cho công trình.
Mẫu nhà xưởng mái trong suốt
Mẫu nhà xưởng đơn giản này được ứng dụng phổ biến vì mang tới cảm giác thông thoáng, có thể tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí cho hệ thống đèn chiếu sáng. Bên cạnh đó, mẫu thiết kế này khá đơn giản và không cần lắp thêm hệ thống cách nhiệt hay chống cháy.
Mẫu nhà xưởng có thể phòng cháy nổ
Mô hình nhà xưởng nhỏ này có yêu cầu khá khắt khe về chiều cao. Trong quá trình thi công, thiết kế cần bố trí các nóc gió cho phần mái để an tâm hơn khi sử dụng. Ngoài khả năng phòng cháy chữa cháy, nó còn đảm bảo về độ thông thoáng và chống ẩm mốc rất tốt.
Nhà xưởng đơn giản có nhiều cửa sổ
Mẫu nhà xưởng đơn giản này kết hợp thi công nhiều cửa sổ cho nhà xưởng tạo không gian thoáng đãng, đồng thời tận dụng tối đa được ánh sáng tự nhiên. Chính vì vậy, đây là giải pháp giúp tiết kiệm điện năng, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Mẫu nhà xưởng nhỏ tiền chế
Mẫu nhà xưởng đơn giản này ngày càng được sử dụng rộng rãi vì có thể làm nơi sản xuất hàng hóa hoặc dùng làm kho chứa. Mô hình này có ưu điểm là thiết kế đơn giản, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực tốt bởi khung thép 100%
Mẫu nhà xưởng đơn giản cấp 4
Mô hình nhà xưởng nhỏ này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì có chi phí thấp, thi công nhanh gọn và có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi kết cấu hoặc mở rộng diện tích có thể thực hiện dễ dàng hơn các mẫu nhà xưởng khác.
Mẫu nhà xưởng có 1 tầng
Đây là mẫu nhà xưởng đơn giản được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng cho các ngành công nghiệp nặng. Được thi công với thiết kế linh hoạt cùng chiều cao từ 4 – 7m, mẫu nhà xưởng này đảm bảo tính thẩm mỹ lẫn đảm bảo sự đa dạng trong công năng.
>> Tham khảo thêm: Cấu tạo nhà xưởng cao tầng và những lợi thế khi thi công.
Một số câu hỏi liên quan
Thi công nhà xưởng đơn giản khoảng bao nhiêu thời gian?
Tùy thuộc vào mẫu nhà xưởng có kết cấu bằng thép hoặc kết hợp với bê tông mà có thời gian hoàn thiện khác nhau.
Hiện nay, các chủ đầu tư đa số lựa chọn kết cấu khung thép tiền chế. Phương pháp này giúp rút ngắn tối đa thời gian thi công, dẫn tới tiết kiệm được nguồn nhân lực, quá trình thi công không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thời tiết mà làm gián đoạn công trình.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẫu nhà xưởng đơn giản bằng thép tiền chế có thể giúp chủ đầu tư tiết kiệm được 30% chi phí xây dựng so với nhà bê tông cốt thép. Thời gian hoàn thiện nhanh chóng chỉ trong khoảng một vài tuần hoặc có thể hơn tùy thuộc vào từng diện tích khác nhau của nhà xưởng.
Xây dựng nhà xưởng đơn giản cần chú ý gì?
Trong quá trình thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà đầu tư cần chú ý các điểm sau:
- Bố trí cấu trúc nhà xưởng cân xứng để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
- Không nên đặt bàn thờ thần tài ở nơi đất trống hoặc quá rộng vì không đảm bảo về yếu tố phong thủy.
- Trước khi thi công phải kiểm tra địa hình đảm bảo độ an toàn, không bị sạt lở, ngập lụt trong quá trình sử dụng.
- Tận dụng tối ưu hệ thống thông gió, ánh sáng tự nhiên nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động.
- Bố trí mái chống nắng và các phương pháp cách nhiệt như sơn trên mái, sử dụng túi khí, tạo không gian làm việc thoải mái, không ngột ngạt.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về các mẫu nhà xưởng đơn giản. Hy vọng bài viết trên BITACO sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn cho mình được mẫu nhà xưởng phù hợp nhất.