Mạng xã hội phát triển giúp kết nối mọi người với nhau, từ đó xuất hiện thêm nhiều hình thức truyền thông mới hiệu quả hơn những cách truyền thống trước đây. Thuật ngữ KOL, KOC trở nên phổ biến hơn, hãy cùng Duan24h.net tìm hiểu.
KOL, KOC là gì ?
Tóm tắt nội dung
KOL viết tắt của Key Opinion Leader tạm dịch là “người tư vấn quan điểm chính”, có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định. Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua những kiến thức, hoặc chia sẻ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Hiện nay, KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên,…
Trong ngành Marketing, KOL có vai trò khá quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường dựa vào mức độ ảnh hưởng của KOL mà mời họ tham gia vào những dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Cũng vì thế, mỗi KOL sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.
Còn KOC (Key Opinion Consumer) sẽ là những người nhận sản phẩm hoặc bỏ tiền mua sản phẩm và và trực tiếp trải nghiệm. Sau đó, họ bắt đầu đánh giá và xem xét sản phẩm và chia sẻ những ưu nhược điểm về sản phẩm mà họ trải nghiệm tới Followers của họ.
KOC có thể nhận được hoa hồng dựa trên việc dẫn link Affiliate ( Hình thức tiếp thị liên kết) hoặc nhận được hoa hồng booking từ nhãn hàng. KOL sẽ tiếp cận được khách hàng mạnh mẽ hơn, có độ uy tín cao hơn so với KOL ở thời điểm hiện tại.
Tính chuyên môn giữa KOL và KOC
KOLs sẽ là những nhóm người có tầm ảnh hưởng lớn hoặc có hiểu biết chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nhất định. Dựa trên những kiến thức và độ uy tín của mình, KOLs sẽ nhận hợp đồng quảng cáo từ các nhãn hàng và thuyết phục người mua sử dụng sản phẩm.
Ngược lại, KOC lại không cần quá am hiểu về sản phẩm, họ sẽ đứng trên cương vị là người mua hàng, người tiêu dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm, sau đó đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân.
Hiện nay, nếu so sánh và độ tin tưởng của người tiêu dùng giữa KOL và KOC thì KOC là nhóm người nhận được sự tin tưởng cao hơn. Họ không trực tiếp quảng cáo cho bất cứ nhãn hàng nào. Bên cạnh đó, KOLs hiện nay nếu quảng cáo và dẫn dắt người mua không khéo sẽ gây ra phản ứng ngược, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm.
Vai trò của KOL trong Marketing đối với doanh nghiệp
KOL Marketing cho phép thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu trong thị trường ngách. Nó cũng giúp thương hiệu gia tăng tính uy tín.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đề xuất có tác động cao kích thích mua hàng nhiều hơn gấp 50 lần so với đề xuất có tác động thấp. Và xây dựng mối quan hệ lâu dài với KOL giúp bạn có được những đề xuất tác động cao.
Phân nhóm KOLs :
Celebrity
Celebrity gọi tắt là Celeb thường là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như ca sĩ, diễn viên, ngôi sao hạng A,… Họ thường có vai trò là hình ảnh đại diện cho các nhãn hàng, đại sứ thương hiệu,…
Influencer
Influencer hay còn gọi là những người truyền cảm hứng. Influencer là người mang những thông điệp, thông tin bổ ích về một lĩnh vực nào đó đến xã hội ví dụ: nấu ăn, du lịch,… Nhóm KOL này có thể là bất cứ ai trong bất kì ngành nghề (streamer, Vlogger,…), lĩnh vực nào.
Mass Seeder
Mass Seeder có sức ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hơn. Công việc của Mass Seeder là chia sẻ những thông tin từ nhóm Celebrity và Influencer với mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến nhóm khách hàng nhỏ của mình.
Doanh nghiệp lưu ý khi chọn KOL hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài nhân cách tốt, kỹ năng chuyên môn và sự nổi tiếng, KOL lý tưởng phải thể hiện những đặc điểm quan trọng khác, chẳng hạn như:
- Reach: Mức độ nhận diện của khách hàng đối với KOL đó đủ lớn
- Resonance: Có khả năng trở thành hình mẫu lý tưởng để mọi người theo đuổi.
- Relevance: Cách cư xử của KOL phải phù hợp với thương hiệu
- Sentiment: Có sức thu hút, mang lại hiệu ứng tích cực cho fans
Doanh nghiệp làm sao để đánh giá chất lượng KOC?
Để chiến dịch marketing trở lên hiệu quả, các nhãn hàng cần đánh giá đúng chất lượng của các KOC để đưa ra lựa chọn hợp lý và chính xác nhất. Có 3 tiêu chí để đánh giá chất lượng KOC hiện nay: Relevant, Performance và Growth. Trong đó:
- Relevant: Đây là chỉ số đánh giá độ Viral của những nội dung KOL chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, nó sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ phù hợp của KOL với nhãn hàng và ngành hàng.
- Với nhóm KOL có hiểu biết chuyên môn cao về ngành hàng thì tỷ lệ Relevant tương đối cao, giao động từ 60 – 70%. Từ đó có thể đánh giá được chiến dịch có đem lại hiệu quả hay không.
- Performance: Đây là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả đối với doanh thu mà KOL thu về cho nhãn hàng thông qua hoạt động quảng cáo và truyền thông về sản phẩm.
- Những KOL có khả năng sáng tạo những nội dung thu hút, đánh trúng tâm lý nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được đánh giá là KOL có tầm ảnh hưởng lớn.
- Growth: Để chiến dịch Influencer Marketing đem lại hiệu quả tối ưu, thương hiệu cần liên tục đổi mới và sáng tạo các nội dung khác nhau dựa trên những thông tin về sản phẩm.
- Dựa trên việc cập nhật xu hướng của người tiêu dùng liên tục, nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL sở hữu lượng fan là nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới để có được chiến dịch quảng bá thành công nhất.
Cần làm gì để trở thành KOL, KOC chuyên nghiệp
Hiểu thế mạnh bản thân
Biết được thế mạnh của bản thân là điều cần thiết cho việc phát triển lâu dài. Chẳng hạn như bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nào đó, để tập trung trau dồi và rèn luyện. Những video chung chủ đề nhưng đa dạng nhiều mặt sẽ giúp làm nổi bật thế mạnh và người khác sẽ dễ dàng nhớ đến bạn.
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo cần phải xác định được trong lĩnh vực bạn theo đuổi sẽ phù hợp với nhóm đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập như thế nào,… Có thể nói khán giả, khách hàng là những người mang lại thu nhập KOL. Biết được đối tượng khách hàng mục tiêu, KOL dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển.
Đầu tư xây dựng content hiệu quả
Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần dựa vào nhu cầu của khách hàng và nền tảng xã hội để xây dựng thông điệp phù hợp. Nội dung content cần phải chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ. Video hoặc bài viết sau khi đăng tải trên mạng xã hội phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu, mang lại lợi ích cho khán giả.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực
Khi trở thành người của công chúng, việc xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều là điều tất yếu. Trong trường hợp đó, bạn cần chọn lọc tiếp thu các ý kiến tích cực để có thể cải thiện và phát triển tốt hơn, phù hợp với thị hiếu khán giả. Khi có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu, lượng khán giả của bạn sẽ được cải thiện hơn.
Chấp nhận những ý kiến trái chiều
Vì mỗi cá nhân sẽ có những ý kiến riêng, do đó bạn phải chấp nhận sự xuất hiện của những ý kiến tiêu cực. Thật sự may mắn khi có nhiều ý kiến ủng hộ từ những người yêu mến bạn nhưng cũng không tránh được những ý kiến trái chiều. Hãy xem những ý kiến trái chiều là động lực và cải thiện mình hơn.
Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung
Khán giả luôn thích thú với những điều mới lạ. Do đó, dù là bạn chỉ đang tập trung cho 1 lĩnh vực nhưng vẫn cần phải sáng tạo thêm nhiều nội dung đa dạng. Điều này không những giúp thu hút nhiều người quan tâm hơn, gây sự thích thú cho khán giả mà còn giúp tư duy phát triển.
Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn
Để trở thành KOL, bạn phải thật giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Trong thời đại hiện nay, mọi thứ luôn đổi mới theo từng ngày. Do đó, luôn trau dồi những kiến thức, làm mới bản thân để mang đến khán giả những kiến thức mới và bổ ích, từ đó tăng lượng người theo dõi.
Tăng cường mở rộng các mối quan hệ
KOL cần có kỹ năng giao tiếp tốt và gây thiện cảm với mọi người. Điều này giúp bạn gần gũi hơn với người hâm mộ, cũng như có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những KOL khác làm cho hình ảnh trở nên đa dạng. Nhờ thế mà bạn có thể tăng thêm lượng người theo dõi, cũng như tăng thu nhập cho chính mình.
Tổng hợp bởi Duan24h.net (Thegioididong, GTV Seo, Wikipedia ..)
4.7/5 – (10 bình chọn)
Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM | FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.