Nhà máy dệt ở Ấn Độ “khoác” lớp áo da cá độc đáo

Rate this post

Nhà máy dệt ở Ấn Độ “khoác” lớp áo da cá độc đáo

19/12/2018 09:24

Khác hẳn với kiến trúc đơn thuần của các nhà máy dệt, Hosiery Complex Block B Rd ở Ấn Độ gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ bởi lớp áo da cá độc đáo. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Amit Khanna.

nhà máy dệt độc đáo
Với vẻ ngoài độc đáo, nhà máy dệt cực nổi bật so với các công trình xung quanh.
kiến trúc mặt tiền của nhà máy dệt
Lớp áo da cá ảo giác rộng 2.350m2 gây ấn tượng thị giác mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kiến trúc mặt tiền tạo nên giá trị thẩm mỹ cho công trình.
kính thủy tinh ốp mặt tiền nhà máy dệt
Được sắp xếp so le theo một số khuôn mẫu nhất định, dải hình hộp gồm các lớp kính thủy tinh màu gương và xanh dương mang đến cái nhìn cực bắt mắt.
kiến trúc độc đáo
Hệ thống sườn khung thép hình hộp chắc chắn giúp kết nối chặt chẽ các ô kính với nhau.
bên trong nhà máy dệt độc đáo
Quang cảnh bên trong nhà máy dệt đối lập hẳn với vẻ ngoài lấp lánh.
khối kiến trúc độc đáo
Những ô kính gương phản chiếu bầu trời, cảnh quanh xung quanh tạo thành một khối ảo giác độc đáo, hút mọi ánh nhìn.
nhà máy dệt đẹp
Vẻ ngoài độc đáo của công trình xua tan định kiến về vẻ khô cứng của một nhà máy dệt.
Theo Cafeland

Xem thêm video youtubeNNS #2.1 NHÀ THIẾT KẾ VŨ THẢO – Ở ĐÂY BÁN ÁO TƠ CHUỐI!

Cửa hàng nhỏ xinh ven hồ Tây, cô chủ giản dị với các mẫu thiết kế thoạt nhìn không quá bắt mắt. Nhưng ẩn sau đó là cả một bề dày văn hóa của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Và nhân vật của #NghệNhânSống kỳ này chính là người đang nắm giữ kho tàng chất liệu, kỹ thuật độc đáo được lưu giữ gần như nguyên vẹn từ ngàn đời nhưng lại tương thích tuyệt đối với khái niệm thời trang bền vững đang trở thành xu thế toàn cầu.

#KhôiMinh Talk&Show hân hạnh được trò chuyện cùng nhà thiết kế thời trang, nghệ sĩ chất liệu và doanh nhân sinh thái Vũ Thảo. Người được giới chuyên môn và truyền thống quốc tế biết đến và ghi nhận với nhiều giải thưởng. Tuy nhiên cô vẫn kỳ vọng nhiều vào khách hàng trong nước. Vì với #Kilomet109, Thảo muốn nuôi dưỡng một thương hiệu của người Việt cho người Việt. “Được người Việt mặc đồ của mình sướng lắm, thực sự gấp mấy lần khách hàng quốc tế”, Thảo khẳng định. “Tôi cảm thấy người Việt mới chính là chủ của những sản phẩm này. Chất liệu Việt khoác lên người Việt ra ngay tinh thần”.

Sản phẩm của Thảo được đánh giá cao không những vì mang hồn Việt mà còn được chế tác thủ công hoàn toàn từ nguyên liệu bản địa tự nhiên từ tơ, sợi cho đến thuốc nhuộm. Bên cạnh các chất liệu quen thuộc như lụa, lanh, đũi… mới đây cô vừa công bố những thiết kế đầu tiên làm từ tơ chuối (lụa cát tiêu lừng danh của người Việt tưởng bị thất truyền), tơ dứa, sợi tầm gai, vải do tằm tự dệt…

Trò chuyện với Vũ Thảo, tôi thực sự muốn chìm đắm trong vũ trụ chất liệu tự nhiên với vô vàn những biến thể kết hợp đầy sáng tạo để cho ra những loại vải, những tông màu đầy biến ảo vốn sẵn có trong tự nhiên. Có những chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng làm tôi xúc động đó là chiếc cúc màu xanh tưởng bằng nhựa nhưng thực ra làm từ hạt của một loại cọ, được mệnh danh là “ngà voi thực vật”. Màu xanh do nhuộm chàm mà có… Mẹ thiên nhiên không hề keo kiệt với con người. Nhưng chúng ta cứ mải chạy theo những vẻ bề ngoài hào nhoáng gây lãng phí, mải mê tìm tòi chế tạo ra những chất liệu phi tự nhiên gây hại cho môi trường…

Những gì Thảo làm được đem lại cho chúng ta một hy vọng về thời trang sinh thái, thời trang thực sự bền vững. Người Việt Nam với sự may mắn kế thừa truyền thống cha ông hội đủ các yếu tố để dẫn đầu trong xu thế tưởng như mới này của thời trang quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *