Đền Mẫu Liễu Hạnh là một chốn rất linh thiêng tại Quảng Bình. Nhiều người nói rằng chỉ cần bạn đến đây với sự thành tâm thì sẽ được như ý nguyện. Vậy bạn biết gì về ngôi đền. Sau đây, Reviewvilla.vn sẽ giải đáp cho bạn để bạn rõ hơn về điểm tâm linh này nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 10 Biệt thự villa Quảng Bình Đồng Hới giá rẻ view biển đẹp cho thuê
1. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh ở đâu?
Tóm tắt nội dung
Đền Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn Thánh Mẫu và một trong tứ bất tử của Việt Nam. Vị trí ngôi đền có không gian thoáng đã, từ đây có thể ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên ở vùng Quảng Bình: ruộng, rừng, biển.
Nhiều người phân vân không biết Mẫu Liễu Hạnh thờ ở đâu bởi vì có quá nhiều đền thờ bà tại Việt Nam. Vì bà là một trong những vị thánh quyền lực và được tôn kính nhất Việt Nam nên có nhiều đền thờ là bình thường. Nhưng đền thờ ở Đèo Ngang chính là nơi có dấu tích sâu sắc nhất của bà.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến đền Mẫu Liễu Hạnh
- Địa chỉ: Nằm ở chân núi Đèo Ngang ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Để đến đền Mẫu Liễu Hạnh, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn. Có thể di chuyển bằng máy bay, xe khách, ô tô hoặc xe máy.
Nếu lựa chọn máy bay, bạn có thể bay đến sân bay Đồng Hới, sau đó thuê xe hoặc sử dụng xe bus để tiếp tục đến đền Mẫu Liễu Hạnh. Nếu chọn xe khách, hãng xe uy tín như Hoàng Long, Quế Vân, Hưng Thành… sẽ là một lựa chọn phù hợp để đến Quảng Bình, sau đó sử dụng xe bus hoặc xe ôm để tiếp tục đến đền Mẫu Liễu Hạnh.
Nếu đi bằng ô tô hoặc xe máy, bạn có thể chọn quốc lộ 1A hoặc cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Quảng Bình để di chuyển đến đây. Ngoài ra, tại Quảng Bình, bạn có thể thuê xe máy với giá khoảng 120.000 VNĐ/ngày.
3. Câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và lịch sử hình thành ngôi đền Mẫu Liễu Hạnh
3.1. Sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Câu chuyện về đến Mẫu Liễu Hạnh có nhiều sự tích đa dạng, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện nàng là con gái của vua Lê Thái Tổ. Tuy nhiên, truyền thuyết tại đền công chúa Liễu Hạnh lại kể rằng nàng là con gái Ngọc Hoàng, có tên là Quỳnh Hoa.
Dù có vẻ đẹp tuyệt trần, nhưng Quỳnh Hoa có tính khí bướng bỉnh, mà Ngọc Hoàng muốn sửa đổi nhưng không tìm được lý do để dạy bảo. Một lần, khi Quỳnh Hoa đánh vỡ chén ngọc, vua cha đã đưa ra quyết định giáng trần để dạy bảo nàng.
Quỳnh Hoa được tái sinh vào gia đình họ Lê ở Nam Định với tên là Giáng Tiên. Nàng là một người xinh đẹp hơn người, thu hút lòng yêu mến của mọi người. Tuy nhiên, khi nàng 21 tuổi, nàng đột ngột qua đời mà không có căn bệnh gì.
Tái sinh lần thứ hai, Quỳnh Hoa sống ở nhân gian với hiệu là Liễu Hạnh. Bà dành thời gian giúp đỡ người dân và nhận được nhiều lời cầu hôn, bao gồm cả hoàng tử của vua Lê Thái Tổ. Bà xây dựng Đền Mẫu Liễu Hạnh tại Đèo Ngang, nơi bà từng mở quán nước.
Cuối cùng, bà đầu thai ở một ngôi làng ở Thanh Hóa và giữ hiệu Liễu Hạnh. Trong thời gian này, Trịnh Nguyễn phân tranh, dân chúng gặp khó khăn, và Liễu Hạnh ra sức cứu giúp và trừng trị kẻ ác. Cuối cùng, bà quy y cửa Phật và trở thành Mã Vàng Bồ Tát.
3.2. Tầm quan trọng của đền thờ công chúa Liễu Hạnh trong tín ngưỡng
Ngôi đền Mẫu Liễu Hạnh đã trải qua nhiều biến đổi trong quá khứ và gánh chịu nhiều sự tổn hại nghiêm trọng. Vào những năm cuối của thế kỷ 20, các quan chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã nhận ra giá trị văn hóa và tâm linh đặc biệt tại địa điểm này. Họ đã quyết định tiến hành tu sửa và công nhận nó là một trong những di sản lịch sử và văn hóa quan trọng.
Đền Mẫu Liễu Hạnh là một phần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Một là tôn vinh lên hình ảnh người mẹ, người phụ nữ trong văn hóa của Việt Nam xưa. Thứ hai là thể hiện sự tin tưởng, tôn kính đối với vị nữ thần trong những hiện tượng tự nhiên của vũ trụ.
Đặc biệt, Liễu Hạnh công chúa là người đứng đầu trong đạo Tam phủ, Tứ Phủ thờ đạo Mẫu nên hình ảnh thần thánh của bà rất quan trọng với người Việt.
Đền thờ công chúa Liễu Hạnh tỉnh Quảng Bình là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sự tích của bà, đóng góp là sự tín ngưỡng dân gian và coi trong lịch sử tín ngưỡng của người Việt.
4. Khám phá sự đặc biệt ở đền Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình
4.1. Sự uy nghiêm trong kiến trúc của đền Mẫu Liễu Hạnh
Đền Mẫu Liễu Hạnh chỉ có tổng diện tích khoảng 350m2 nhưng không gian ở đây được đánh giá có độ tâm linh rất cao. Được đặt ở vị trí mà lưng dựa vào dãy Hoành Sơn, mặt trước soi bóng hồ Quảng Đông.
Đền thờ công chúa Liễu Hạnh được xây dựng chính là đá, gạch và vôi. Cấu trúc đền gồm có:
- Cổng Tam Quan: là cổng vào của cửa đền, gồm 3 cửa gỗ lớn có trang trí nhiều hoa văn, họa tiết. Ngoài ra trên đỉnh Tam Quan có hai chữ “Liễu Hạnh” bằng chữ Hán.
- Đình: Là nơi tổ chức lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Đình có mái ngói đỏ, xung quanh được bao bọc bởi những cột gỗ xếp thành hàng. Trong đình có bàn thờ các vị thần linh như Thổ địa, Bà Chúa Kho, Thần Tài,…
- Chánh Điện: Nơi thờ chính tại đền thờ. Chánh điện (Chính điện) có mái ngói đỏ lợp hai tầng, hai bên được trang trí hoa văn và phù điêu. Bàn thờ ở chánh điện được phủ bằng vàng lá trên là tượng thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng gỗ cao gần 2 mét. Hai bên bàn thờ là phụ thần Thái Bạch Kim Tinh và Lục Quý Minh Tinh.
4.2. Tham gia lễ hội Đền Mẫu Liễu Hạnh
Vào ngày 1 tháng 3 âm lịch hàng năm, thôn Vĩnh Sơn ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch sẽ tổ chức lễ hội đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội sẽ lớn nhất vào ngày 3 tháng 3 âm lịch vì trùng với ngày giáng trần của công chúa Liễu Hạnh.
Lễ hội đền Mẫu Liễu Hạnh mang màu sắc đặc trưng của những lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Đặc biệt, theo đạo thờ Mẫu nên hội thường hướng về sức khỏe và tài lộc. Sau đây là một số hoạt động diễn ra tại lễ hội:
- Cúng tế, hầu văn, rước kiệu,…
- Hầu đồng, hát chầu văn, múa lân, múa sư tử, múa rồng,…
- Đấu võ, đấu ghenh,..
- Cùng tham quan di tích lịch sử khi đang theo đoàn rước kiệu
Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh tỉnh Quảng Bình chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tín ngưỡng và văn hóa sâu sắc. Không chỉ là thể hiện tấm lòng hướng về nguồn cội của người dân mà còn là biểu tượng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt.
5. Một số địa điểm du lịch gần đền thờ Mẫu Liễu Hạnh
5.1. Hoành Sơn Quan
- Địa chỉ: Thôn Vĩnh Sơn, Xã Quảng Đông, Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hoành Sơn Quan, hoặc bạn có thể biết tới một cái tên khác là Cổng Trời. Hoàng Sơn Quan thuộc Đèo Ngang, ngay gần đền Mẫu Liễu Hạnh và được xây dựng vào năm 1833 thời Vua Minh Mạng để kiểm soát được việc di chuyển của người dân đi qua đây.
Hoành Sơn Quan có cổng cao hơn 4m, còn đường dài hơn 30m cùng với 1000 bậc ở phía hai bên sườn núi. Hoành Sơn Quan không chỉ là một công trình độc đáo, công phu mang ý nghĩa liên quan đến kiến trúc, mà còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Hoành Sơn từng là một “ranh giới” chia cắt Champa và Đại Việt, cũng từng chứng kiến những trận chiến của hai nước, là biên giới của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Kết thúc thời kỳ phong kiến, Hoành Sơn trở thành cứ địa cho quân dân trong cuộc chiến đấu lại hai cường quốc Pháp và Mỹ.
Khi đến thăm Hoành Sơn Quan, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ sự hùng vĩ của dãy núi cùng với vẻ hoang sơ xinh đẹp của Quảng Bình. Biết đâu, đến đây bạn còn có thể tìm hiểu được thêm rất nhiều dấu ấn lịch sử Việt Nam qua những câu chuyện ở đây.
5.2. Vũng Chùa-Đảo Yến
- Địa chỉ: Thôn Vĩnh Sơn, Xã Quảng Đông, Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Vũng Chùa – Đảo Yến là một khu sinh thái rất nổi tiếng khi du lịch tại Quảng Bình. Vũng Chùa nghe tên hơi lạ nhưng thật ra là một vịnh biển rất xinh đẹp với bãi cát trắng mịn cùng sóng biển êm đềm. Đảo Yến là một hòn đảo gần bờ biển Vũng Chùa diện tích chỉ có khoảng 1ha, xung quanh là cây xanh và có rất nhiều chim yến.
Đây là một điểm du lịch thư giãn dành cho những người muốn được xả stress sau thời gian dài làm việc vất vả. Không chỉ vậy, Vũng Chùa – Đảo Yến còn là một di tích lịch sử rất ý nghĩa. Đây là nơi từng an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nếu có cơ hội, bạn hãy thêm khu sinh thái này mỗi khi có ý định ghé thăm đền Mẫu Liễu Hạnh để tận hưởng chuyến du lịch một cách trọn vẹn nhất.
5.3. Làng bích họa Cảnh Dương
Làng bích họa Cảnh Dương vẫn còn rất mới lạ khi nhắc đến du lịch Quảng Bình. Ở đây có khoảng 100 căn nhà được sơn màu sắc và vô vùng sinh động.
Làng bích họa Cảnh Dương không chỉ nhìn như một bức tranh xinh đẹp mà còn phản ánh cuộc sống của người dân làm muối, làm đánh cá và những hoạt động văn hóa khác trong làng.
Sở dĩ nơi đây chỉ là một ngôi làng chài ngư dân nhưng những địa điểm khác nhưng một nhóm sinh viên đã đem lại màu sắc mới cho người dân ở nơi đây. Nhóm sinh viên đại học Kiến trúc Hà Nội muốn đem lại cuộc sống mới cho người dân ở đây. Không ngoài mong đợi, ngôi làng bích họa được sinh ra và thu hút rất nhiều du khách đến đây.
Đền Mẫu Liễu Hạnh là một nơi để bạn có thể tìm kiếm sự bình an và quên đi những muộn phiền thường nhật. Hy vọng qua bài viết của Reviewvilla.vn bạn đã có những kiến thức cần thiết cho chuyến đi chơi sắp tới của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết nhất
Du lịch Nha Trang – Khám phá vịnh biển đẹp nhất Việt Nam
Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn và những điều cần biết
Du lịch Mũi Né – Cẩm nang và kinh nghiệm phượt ăn chơi chi tiết nhất