Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay. Bởi nhiều người cho rằng nhà mái tôn dễ thấm dột nên việc làm trần thạch cao dễ gây nguy hiểm ra nhanh hư hỏng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Musk tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết nhé!
Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao?
Tóm tắt nội dung
Vấn đề nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không, các chuyên gia đã khẳng định rằng điều này hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình, trước khi quyết định thi công cần kiểm tra chất lượng mái tôn. Đồng thời, tiến hành sửa chữa những chỗ thấm dột hay hư hỏng và vệ sinh bề mặt trước khi đóng trần thạch cao.
Xem thêm: Trần thạch cao giá bao nhiêu? Có tốn nhiều chi phí không? để dự trù một cách chính xác nhất!
Ưu điểm và rủi ro khi làm trần thạch cao
Sử dụng trần thạch cao cho nhà mái tôn mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Dưới đây là một vài ưu điểm của hệ thống trần thạch cao cho nhà mái tôn.
Ưu điểm
Trần thạch cao cho nhà mái tôn mang lại những lợi ích sau cho người dùng:
- Trần thạch cao có khả năng chống tiếng ồn và chống nóng hiệu quả: Hạn chế lớn nhất của việc lợp mái tôn chính là khả năng dẫn nhiệt, hấp thụ nhiệt tốt nên sẽ khiến mùa hè rất nóng. Thêm nữa, vì tấm tôn khá mỏng nên khi trời mưa, tiếng mưa sẽ rất lớn gây ồn ào, khó chịu. Giải pháp trần thạch cao giúp ngôi nhà chống nóng, chống tiếng ồn hiệu quả.
- Trần thạch cao mang giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà: Trần được thiết kế với nhiều kiểu dáng, màu sắc để phù hợp với mọi phong cách thiết kế. Từ đó, giúp ngôi nhà luôn toát lên vẻ đẹp sáng ngời, sang trọng. Ngoài ra, trong thiết kế, trần thạch cao được làm tính từ điểm thấp nhất của mái tôn nên có độ che phủ mái tôn cực tốt.
- Sử dụng trần thạch cao giúp gia chủ thi công nhanh, tiết kiệm nhân công và thân thiện với môi trường. Nhờ vậy mà chi phí thi công được giảm thiểu rõ rệt.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trần thạch cao vẫn tồn tại một số điểm hạn chế khiến nhiều người lo lắng liệu rằng mái tôn có nên làm trần thạch cao không:
- Trần thạch cao dễ bị nứt vỡ khi gặp phải nước. Trong khi đó, mái tôn lại rất dễ bị dột và khả năng thấm nước khá cao, nhất là khi trời mưa. Do vậy, trần thạch cao rất dễ bị ngấm nước gây nên các vết ố vàng, hình thành các vết nứt sâu gây mất thẩm mỹ.
- Trần thạch cao khi lắp với mái tôn rất dễ bị rung lắc trước gió mạnh, mưa to. Nguyên do là bởi khung xương của trần thạch cao được gắn liền với khung sắt mái tôn nên khi mái tôn rung cũng sẽ dẫn đến trần thạch cao bị rung. Khi đó, bề mặt trần dễ xuất hiện các vết nứt trên bề mặt thạch cao, gây mất thẩm mỹ.
- Dễ bị chuột làm phiền. Khi trần thạch cao, khoảng trống giữa phần mái tôn và trần sẽ trở thành nơi trú ngụ của chuột. Vào ban đêm khi chuột hoạt động sẽ gây ra tiếng động khó chịu khiến gia chủ mất ngủ và gây ảnh hưởng đến trần thạch cao.
Loại trần thạch cao nào phù hợp với nhà mái tôn?
Để phát huy ưu điểm và hạn chế sự ảnh hưởng của nhược điểm, các chuyên gia khuyên rằng gia chủ nên sử dụng trần nổi hoặc trần chi khi thi công trần thạch cao cho mái tôn.
Trần nổi
Chi phí đầu tư thấp, thời gian thi công nhanh và có thể sửa chữa được khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của loại trần này không quá cao. Gia chủ nên chọn loại tấm thả thường có hình đan cói sẽ có bề mặt đẹp hơn với nhiều hoa văn trang trí.
Nếu có điều kiện hơn, việc sử dụng tấm thạch cao thả chịu nước là một gợi ý tuyệt vời. Bởi sản phẩm vừa có độ bền chắc, vừa được trang bị thêm nhiều họa tiết đẹp mắt.
Trần chìm
Sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay bởi giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, rất chắc chắn nhờ có khung xương chịu lực ở bên trong. Gia chủ có thể đưa ra yêu cầu về đường nét, hoa văn và hệ thống đèn chiếu sáng theo ý thích.
Tham khảo các mẫu trần thạch cao đẹp hiện đại nhất cho mọi loại nhà tại đây:
Lưu ý khi lắp đặt trần thạch cao cho nhà mái tôn
Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không đã tìm được câu trả lời phù hợp. Vậy khi lắp đặt trần thạch cao cần lưu ý những điều gì? Dưới đây là một vài chú ý quan trọng cần ghi nhớ:
- Nên sử dụng lớp trần trung gian bằng xốp hoặc bông thủy tinh để giúp tăng khả năng chống nóng, chống tiếng ồn cho trần thạch cao.
- Nên thiết lập hệ khung chịu lực chắc chắn và gia cố thêm các thanh xà để hạn chế tình trạng rung lắc khi mưa to, gió lớn gây nứt trần thạch cao.
- Tiến hành kiểm tra và khắc phục lỗi mái tôn trước khi lắp đặt trần thạch cao.
- Sử dụng thuốc diệt chuột và côn trùng trước khi thi công trần thạch cao.
- Lựa chọn màu sắc trần thạch cao phù hợp với phong cách thiết kế, nội thất của nhà.
Những câu hỏi thường gặp
Bên cạnh câu hỏi nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không, độc giả vẫn còn khá nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp.
Tại sao nhà mái tôn dễ khiến trần thạch cao bị nứt?
Trần thạch cao của nhà mái tôn dễ bị nứt vỡ là do nhà mái tôn dễ bị rung lắc bởi mưa to, gió mạnh. Trong khi đó, khung xương trần thạch cao lại gắn trực tiếp với khung của mái tôn. Vậy nên khi rung lắc thì cả mái tôn và trần thạch cao đều bị lắc mạnh, các vật va chạm vào nhau khiến trần thạch cao bị nứt dễ hơn.
Tuổi thọ của trần thạch cao cho nhà mái tôn là bao lâu?
Tuổi thọ của trần thạch cao phụ thuộc nhiều vào chất lượng tấm thạch cao, cách rải xương và kỹ thuật thi công của người thợ. Nếu đáp ứng tốt các điều kiện trên, trần thạch cao có thể sử dụng bền bỉ từ 15 – 20 năm mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Tất nhiên, nước vẫn là điều cấm kỵ đối với trần.
Trên đây là thông tin về vấn đề nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không mà Musk muốn mang đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc quan tâm đến việc thi công trần thạch cao, hãy liên hệ với Musk để được hỗ trợ tìm kiếm đơn vị thi công chất lượng, uy tín nhé!