Châm biếm thói đạo đức giả trong tiểu thuyết Mỹ

Chuyên mục: tin tức khác
Rate this post

Đạo diễn Cord Jefferson mô tả nạn phân biệt chủng tộc ở nền công nghiệp sáng tạo Mỹ bằng lối dí dỏm, trong đề cử Phim hay nhất Oscar 2024 “American Fiction”.

* Bài tiết lộ nội dung phim

Trailer 'American Fiction'

Trailer ‘American Fiction’

Trailer “American Fiction”. Tác phẩm nhận sáu đề cử giải Oscar 2024, gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Kịch bản chuyển thể xuất sắc, Nam chính – phụ xuất sắc và Nhạc phim gốc hay nhất. Video: MGM Studios

“Tôi nghĩ lúc này chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của người da đen”, một thành viên ban giám khảo da trắng nói trong cuộc tranh luận về tác phẩm nào xứng đáng nhận giải thưởng văn học ở American Fiction, phim đầu tay của Cord Jefferson. Tuy nhiên, điều trớ trêu là người này và hai giám khảo da trắng khác vừa gạt bỏ ý kiến của hai nhà văn da đen ở phân cảnh trước.

Trong trường đoạn trên, đạo diễn khéo léo châm biếm về những vấn đề chủng tộc một cách hài hước, đồng thời phê phán thói đạo đức giả trong thế giới nghệ thuật. Đây cũng là chủ đề nhà làm phim muốn truyền tải xuyên suốt tác phẩm.

American Fiction phỏng theo tiểu thuyết Erasure (2001) do Percival Everett sáng tác. Nội dung xoay quanh giáo sư đại học kiêm nhà văn Thelonious Monk Ellison (Jeffrey Wright đóng), chật vật ra mắt cuốn sách đầu tay, bị các nhà xuất bản chê lối viết “không đủ lột tả về người da màu”.

Trong cơn thất vọng, Monk lấy bút danh khác, gửi cho người đại diện của mình bản thảo viết về những khuôn sáo văn học của người Mỹ gốc Phi. Tác phẩm nằm ngoài dự đoán của Monk, là một trong những cuốn sách bán chạy thời điểm đó, đồng thời được nhà sản xuất đề nghị chuyển thể thành phim. Còn tác giả bị cuốn vào những hệ lụy từ hành động của mình.

Phim mô tả cuộc sống của một nhà văn để cho thấy hậu quả thương mại hóa nghệ thuật. Ở trường, Monk không được lòng đồng nghiệp và sinh viên, còn khi về nhà, những lo lắng về tiền bạc, chi phí chăm sóc người mẹ bị bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) khiến anh dần mất năng lượng.





Poster American Fiction. Hồi tháng 2, tác phẩm thắng hạng mục Kịch bản chuyển thể giải BAFTA 2024. Phim còn mang về hai giải Kịch bản xuất sắc và Diễn viên chính xuất sắc cho Jeffrey Wright ở giải Tinh thần Độc lập (Independent Spirit Awards). Ảnh: MGM Studios

Poster “American Fiction”. Hồi tháng 2, tác phẩm thắng hạng mục Kịch bản chuyển thể giải BAFTA 2024. Phim còn mang về hai giải Kịch bản xuất sắc và Diễn viên chính xuất sắc cho Jeffrey Wright ở giải Tinh thần Độc lập (Independent Spirit Awards). Ảnh: MGM Studios

Khi thấy cuốn tiểu thuyết We’s Lives in da Ghetto của tác giả Sintara Golden (Issa Rae đóng) – nói về những người da đen sống ở khu ổ chuột – gây sốt, Monk bức xúc, bắt chước giọng văn của Golden cho dự án mới. Trong sách, Monk mô tả nhân vật có làn da đen, là gangster, luôn thủ súng trong người. Sau khi tiểu thuyết nổi tiếng, Monk va phải hàng loạt tình huống dở khóc dở cười, như phải “hóa thân” vào tác giả Stagg R. Leigh vì lỡ nói dối mình là kẻ đào tẩu bị truy nã.

Guardian đánh giá tác phẩm thú vị khi biến những đoạn đối thoại ngớ ngẩn thành những cuộc tranh luận không hồi kết. Theo Guardian, ngoài diễn xuất của dàn diễn viên, điều làm cho American Fiction đáng xem là cách nhà làm phim đề cao việc đối thoại, lắng nghe câu chuyện từ quan điểm khác nhau, kể cả lời nói bị người khác cho rằng vô nghĩa.

Khi các thành viên giám khảo bàn về việc đọc sách thế nào để đánh giá ứng viên, có người cho rằng nên đọc từng trang, người khác nói chỉ cần đọc 100 trang để xem chất lượng chung. Một người nói: “Dù sao việc chấm điểm cũng thật ngu ngốc. Đem các tác phẩm ra so sánh để trao giải, không phải chủ quan mà là vô lý”. Cuộc thảo luận chỉ dừng lại khi Sintara Golden cho rằng giải thưởng văn học là dịp để nêu bật những cuốn sách bị đánh giá thấp, từ đó tác giả có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Ngoài việc gợi mở vấn đề phân biệt chủng tộc, phim châm biếm về ngành xuất bản Mỹ, cho thấy áp lực của những người sáng tạo nghệ thuật khi đối mặt với lối sống thực dụng. Theo Variety, giống tác phẩm Bamboozled của Spike Lee, American Fiction cho thấy mặt trái của ngành sáng tạo, khi một số người da đen muốn tạo ra sản phẩm gây tranh cãi trong cộng đồng để các nhà lãnh đạo da trắng chú ý.

Cách kể chuyện của Jefferson cho thấy sự tôn trọng nhân vật, thuyết phục ngay cả trong những khoảnh khắc không có lời thoại. Trong trường đoạn Monk tham dự buổi đọc sách của Sintara Golden, anh nhìn chằm chằm vào Golden, suy nghĩ về những lời văn sáo rỗng mình vừa nghe, trước khi bị một người phụ nữ da trắng che khuất tầm nhìn.

Trang Empire nhận xét phân cảnh đơn giản nhưng lại khiến nhiều người xem đồng cảm với nỗi lo lắng của nhân vật, khi Monk sợ mình lạc lõng với thế giới. Qua hình tượng nhân vật chính, đạo diễn Jefferson mô tả việc con người bị định kiến xã hội bóp nghẹt, buộc phải tuân theo quy tắc.





Trong lúc bị áp lực công việc đè nén, nhân vật Monk Ellison (Jeffrey Wright đóng) tìm thấy tình yêu của mình. Ảnh: MGM Studios

Trong lúc bị áp lực công việc đè nén, nhân vật Monk Ellison (Jeffrey Wright đóng) tìm thấy tình yêu của mình. Ảnh: MGM Studios

Tác phẩm còn gây cười ở một số cảnh, cho thấy mức độ nghiên cứu chi tiết về đời sống các nhà văn, như việc thẻ tên của Monk tại lễ hội sách có ít người tham dự bị viết sai chính tả. Hay việc Monk muốn đưa cuốn sách đầu tay của mình vào kệ “Tiểu thuyết” ở nhà sách nhưng quản lý xếp vào mục “Nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi”. “Số sách này chẳng liên quan đến nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi, chúng chỉ là sách văn học. Thứ màu đen nhất trên sách là mực in”, Monk giải thích.

Bên cạnh quá trình giải quyết rắc rối từ cuốn tiểu thuyết, đạo diễn lồng ghép lát cắt về gia đình Monk, đào sâu khủng hoảng của nhân vật chính. Lúc này, tiết tấu phim trở nên chậm rãi hơn so với những cảnh mở đầu, đồng thời dành nhiều không gian cho Jeffrey Wright biến hóa diễn xuất.

Từ đây, Monk không còn là nhân vật thường xuyên gắt gỏng, cộc cằn mà trở nên yếu đuối khi phải giữ vị trí trụ cột trong gia đình. Wright và Tracee Ellis Ross (vai Lisa, chị của Monk) mang đến sự ăn ý tự nhiên qua lời nói. Ở trường đoạn Lisa đột ngột qua đời, Wright lột tả sự đau buồn qua ánh mắt, cử chỉ.

Trong khi đó, Sterling K. Brown đóng Cliff, em của Monk. Cliff ly hôn vợ sau khi cô bắt gặp anh ngoại tình với một người đàn ông. Từ đó, nhân vật thường xuyên sử dụng ma túy và có lối sống xa hoa. Trải qua nhiều biến cố, Cliff cảm thấy không thể sống đúng với chính mình, cố gắng tiết chế con người thật để được xã hội chấp nhận.





Diễn viên Sterling K. Brown trong phim American Fiction. Ảnh: MGM Studios

Diễn viên Sterling K. Brown trong phim “American Fiction”. Ảnh: MGM Studios

Nhà làm phim còn cho thấy mâu thuẫn giữa Monk và em trai khi miêu tả Cliff là người đồng tính, bị bó buộc trong ngôi nhà nhiều phép tắc, còn Monk là phiên bản của người cha quá cố, sống vô tâm, không bao giờ hỏi han mọi người. Cây bút Peyton Robinson của trang Roger Ebert cho rằng Brown mang đến màn trình diễn nhiệt huyết trong vai người em ngổ ngáo của Monk.

Trong một bài phỏng vấn với Esquire, đạo diễn Cord Jefferson nói: “Tôi muốn cho thấy sự nghiệp không thể dừng lại khi cuộc sống cá nhân của mình gặp rắc rối và ngược lại. Mọi chuyện có thể xảy ra cùng lúc và bạn buộc phải đối mặt với nó”.

Quế Chi


Avatar photo

BITACO

TIN LIÊN QUAN